- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Yến Thanh (sn 1990) chia sẻ kinh nghiệm detox và dùng dầu dừa của mình...
-
Chất liệu ưu tiên cho mẹ bầu là cotton, thun mềm hoặc vải lanh đều tạo sự ...
-
Trang phục sử dụng chất liệu kim loại bóng là một xu hướng thời trang nổi bật ...
-
Váy cotton co giãn sẽ theo mẹ bầu trong nhiều tháng liền.
-
Gợi ý cách chọn boots cổ thấp phù hợp với từng dáng người.
-
Áo cổ tròn chất liệu len xù hay vặn thừng rất ấm vào những hôm trời lạnh.
-
Legging nhiều hoa văn màu sắc trẻ trung hơn legging một màu.
-
Áo dạ dáng dài mix với váy ngắn là trang phục đẹp cho mùa đông.
-
Váy ngắn phối cùng áo len hay áo thun cao cổ rất xinh.
Mẹo khi đi may quần áo
Đi may quần áo, ngoài việc chọn hiệu may phù hợp, bạn nên tự 'phòng thân' một số ghi nhớ sau để có thể may được bộ quần áo ưng ý. Hay ít ra, bạn cũng sẽ trở thành một khách hàng gương mẫu và được hiệu may phục vụ tận tình.
10 bí quyết để 'lấy lòng' cô thợ may
1. Chọn vải: Hiện nay, nhiều nhà may đã có sẵn một số loại vải để khách hàng lựa chọn. Nếu có thể, bạn hãy chọn vải ngay tại hiệu may hoặc đề nghị chính cửa hàng may đi mua vải giúp bạn, bởi vì dù ít hay nhiều người thợ may này cũng có mắt chọn vải hơn chúng ta.
Hơn nữa, chọn vải ngay tại hiệu may có cái lợi là chúng ta có thể "khớp" kiểu dáng trang phục chúng ta định may với chất liệu vải phù hợp. Trong trường hợp có sẵn vải hoặc mua vải trước khi định hình kiểu dáng bộ quần áo cần may, rất có thể chúng ta sẽ phải chuyển sang một kiểu trang phục khác mà chúng ta không mong đợi.
2. Nghĩ kiểu: Trước khi đến hiệu may, bạn nên nghĩ trước về kiểu dáng chiếc áo/quần/váy... mình định may. Bạn cũng có thể tìm trên internet và tham khảo những mẫu trang phục tương đối ưng ý, in ra, và mang đến hiệu may.
Đừng trông chờ 100% ở sự tư vấn của người thợ cắt may, bởi dù thế nào người ấy cũng sẽ hỏi bạn: "Chị muốn may áo/quần/váy... như thế nào?". Khi đó, ít nhất bạn cũng phải đưa ra được một vài thông tin chung chung, kiểu như: "Tôi cần một chiếc áo dài tay cho mùa thu, kiểu dáng lịch sự để đi làm" hay là "Tôi cần một chiếc váy sang trọng và nữ tính để đi dự tiệc cưới"...
Trên cơ sở những yêu cầu chung nhất của bạn, người thợ may sẽ tư vấn thêm về các chi tiết, cách trang trí, độ dài ngắn... Nếu khi người thợ may hỏi mà câu trả lời của bạn là "Tôi cũng chưa biết nữa!" thì họ cũng chẳng có cảm hứng để đưa ra lời khuyên nào cho bạn đâu.
3. Thời điểm thích hợp: Không bao giờ là thừa khi nhắc lại với bạn rằng đến hiệu may vào những lúc vắng khách sẽ giúp bạn được phục vụ tận tình hơn. Chẳng thể nào cô thợ may chỉ chăm chú tư vấn cho mình bạn, khi mà xung quanh có đến hàng chục khách hàng khác đang hỏi han, kêu ca, thúc giục.
Ai đã đến hiệu may cũng tự coi mình là khách hàng thân thiết, cần được ưu tiên cả, ai cũng muốn gặp cô thợ may chính/cô chủ cửa hàng chứ không chịu "thổ lộ tâm tư" với cô thợ học việc. Vì thế, hãy thu xếp để có thể đến hiệu may vào ngày thường, trước giờ tan tầm thì càng tốt. Ngày cuối tuần và buổi chiều sau khi hết giờ làm là khoảng thời gian hầu hết các chị em tranh thủ "tạt" vào hiệu may rất đông.
4. Chuẩn bị "phụ tùng": Để bộ trang phục của bạn được cắt may chuẩn xác, bạn hãy lưu ý đến một số phụ kiện có thể ảnh hưởng đến việc lấy số đo. Khi đi may áo, hãy chú ý mặc chiếc áo chip mà bạn ưng ý nhất, vừa vặn và thấy thoải mái nhất. Nếu đi may quần, hãy chú ý đến đôi giày bạn đi. Khi chiếc quần may xong, bạn dự định phối hợp nó với đôi giày nào, cao bao nhiêu cm? Đừng đến hiệu may với một đôi dép xỏ ngón và nói với cô thợ may rằng hàng ngày đi làm bạn sẽ đi đôi giày cao 7cm, cô ấy rất khó để ước lượng chiều dài quần cho chính xác.
5. Tư thế đúng khi lấy số đo: Bạn hãy đứng thẳng, hai tay để xuôi, mắt nhìn thẳng trước mặt. Chỉ cần bạn hơi chùng chân hay cúi đầu (để xem cô thợ may đo... như thế nào), hay quên không rút chiếc điện thoại siêu mỏng nhét trong túi quần... là cũng đủ để số đo bị sai lệch rất nhiều.
6. Yêu cầu đặc biệt: Không ai hiểu bạn bằng chính bạn, vì vậy đừng ngại đưa ra những yêu cầu mà bạn cần cô thợ may lưu ý khi cắt may bộ trang phục của bạn. Chẳng hạn, chị Phương (Hoàng Văn Thái, HN) là một giáo viên, vì vậy "tôi cần chiếc áo của mình có phần nách và cánh tay được cắt may thoải mái, để tôi có thể đưa tay lên cao mỗi khi cần viết bảng...". Trong khi đó, chị Minh (Trần Quốc Toản, HN) có yêu cầu: "Tôi là một kiến trúc sư, nên hay phải đến công trình để kiểm tra. Chiếc quần tôi may vì thế phải thoải mái trong cử động và đặc biệt là cạp không được trễ quá gây bất tiện mỗi khi cần đứng lên ngồi xuống..."
7. Cẩn thận không thừa: Sau khi bạn đã cùng người thợ may thống nhất được về kiểu dáng bộ trang phục, hãy chú ý xem họ ghi lại những chú thích về kiểu dáng đó ra sao. Có khi, người thợ may nói đã ghi nhớ những gì bạn yêu cầu nhưng chúng ta không dám chắc họ có còn nhớ như thế ở thời điểm họ cắt may hay không.
Ngoài ra, cũng không dám chắc người thợ cắt may chính là người đứng ra ghi và lấy số đo. Do đó, độ "thành, bại" của bộ trang phục phụ thuộc hoàn toàn vào những ghi chú trong cuốn sổ khách hàng. Bạn hãy đọc lại xem người thợ ghi đã đúng chưa, đã đủ chưa, trước khi họ đính kèm mẫu vải của bạn để xác nhận. Tránh trường hợp bạn không muốn nhận bộ quần áo chỉ vì nó... khác xa với tưởng tượng của bạn.
8. Nhớ cầm hóa đơn: Dù bạn là khách quen, mỗi khi đến lấy hàng chỉ cần nhìn thấy bạn là mấy cô nhân viên đã tự động tìm đúng những trang phục bạn đặt may đi nữa, cầm theo tờ hóa đơn giấy biên nhận vẫn không thừa. Trên tờ biên nhận đồ sẽ có số điện thoại của cửa hàng để bạn nhắc hẹn, có mẫu vải của bộ trang phục bạn chọn để tránh nhầm lẫn và nhất là có ghi số tiền đặt cọc mà bạn đã trả. Thà cẩn thận một chút còn hơn là phải tranh cãi với cô thợ may quen chỉ vì cô ấy "nhỡ nhầm" về chuyện tiền nong công xá.
9. Nhắc hẹn: Thường thì nhược điểm lớn nhất của việc đi may đo quần áo là sự trễ hẹn của các hiệu may. Mọi người thường "xui" nhau một kinh nghiệm là "họ hẹn 1 tuần thì cứ để 10 ngày hãy qua lấy... cho chắc ăn". Để tránh những bực mình do việc trễ hẹn này, bạn nên gọi điện đến hiệu may để nhắc nhở họ về lịch hẹn trả quần áo của bạn. Trước 1-2 ngày, hãy gọi điện để chắc chắn rằng... bộ quần áo đã được cắt may hay ít nhất là sắp xong. Trong trường hợp hiệu may trễ hẹn, bạn cũng đỡ bực mình hơn là mất công đến rồi về tay không.
10. Đừng ngại thử: Dù bạn đã may quen ở cửa hiệu này đến đâu, đừng ngại thử bộ trang phục mới may ngay tại cửa hiệu trước khi cầm về nhà.
Trong trường hợp có chi tiết nào chưa vừa ý, bạn có thể chỉ cho cô thợ may thấy ngay lập tức và yêu cầu sửa chữa. Nếu đã mang bộ quần áo về nhà rồi mới phát hiện ra lỗi, bạn thường có tâm lý rất ngại quay lại cửa hiệu may để sửa, nên đành ôm "cục tức" trong lòng cho đến tận... lần đi may sau.
Theo Tư Vấn Tiêu Dùng
- Áo cho 'Gấu mẹ' (17:31:00 09/11/2008)
- Cách mặc quần Tây đẹp (15:01:00 07/11/2008)
- Mùa đông của bà bầu Kim Hee Sun (17:53:00 06/11/2008)
- Những sai lầm khi tập thể dục giảm cân (08:42:00 05/11/2008)
- Chăm chút đôi chân mày (08:42:00 05/11/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |