- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Hà Nội: Tự xưng y tế phường tới tận nhà tiêm chủng
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đến gõ cửa các gia đình tự xưng là nhân viên y tế phường đến tiêm phòng cho các bé rồi thu phí với giá 'cắt cổ'.
Thu 100.000-300.000 đồng/mũi tiêm theo quy định là không mất tiền
Anh Đỗ Duy Hoàng (đường La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình) chia sẻ: “Cách đây khoảng 10 ngày, một phụ nữ tự xưng là nhân viên y tế dự phòng của phường Thành Công đến nhà tôi để tiêm phòng cho bé nhà tôi. Con tôi hiện chưa tròn một tuổi và cũng đến kỳ phải tiêm phòng viêm gan B”.
Nhân viên này cho biết, vì bé còn quá nhỏ nên phường cử nhân viên về tận nhà để tiêm cho bé. Lúc đó, vợ chồng anh Hoàng đi vắng nên chỉ có bà nội ở nhà trông cháu. Bà nội đinh ninh rằng, y tế phường quan tâm đến gia đình có con nhỏ nên cử người đến tận nhà tiêm phòng. Sau khi tiêm xong, người phụ nữ tích vào cuốn sổ theo dõi tiêm phòng của cháu rồi xin phí 120.000 đồng tiền thuốc cùng tiền công đến nhà. Đến lúc này, bà nội mới ngớ người vì mũi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em theo quy định là không mất tiền.
Anh Hoàng nói: “Kiểm tra sổ theo dõi tiêm phòng của con thì tôi không thấy chữ ký của nhân viên đó. Tôi lo lắng không biết nhân viên đó có phải là người của y tế phường không? Loại văcxin tiêm cho cháu chất lượng có đảm bảo không?”. Anh Hoàng ra phường hỏi thì đại diện trạm y tế phường cho hay, phường không có chế độ tiêm phòng tại nhà cho các bé và cũng không cử nhân viên nào đi tiêm phòng tại nhà.
Tương tự, bé Phương Hà con chị Hoàng Linh (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng) đã được tiêm đủ các loại văcxin theo yêu cầu của chương trình tiêm chủng mở rộng mà chưa một lần phải đến trạm y tế phường, vì luôn có một cô y tá đến tận nhà tiêm. Thay vì chỉ trả khoảng 6.000 đồng cho mỗi mũi tiêm (bởi các văcxin quan trọng đã được Nhà nước bao cấp), chị phải chi từ hơn 100.000 đến gần 300.000 đồng/mũi tiêm. Cô y tá này luôn đến tiêm theo đúng lịch hẹn tiêm chủng cho cháu.
Chị cho hay: “Khi bé mới sinh được vài ngày thì đã có một cô y tá đến gõ cửa và tự giới thiệu là nhân viên y tế phường đến tiêm phòng cho cháu. Vì thấy cô này tiêm cũng cẩn thận, chu đáo, nên gia đình tôi chẳng nghi ngờ gì cả”.
'Thấy nhân viên phường bảo tiêm thì tiêm thôi'
Anh Văn Phương (trọ ở phố Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Cách đây khoảng một tuần, có một anh thanh niên khoác túi vào dãy trọ, tự giới thiệu là nhân viên y tế của phường Yên Sở đến tiêm phòng cho các bé”.
Anh thanh niên giới thiệu, tiêm phòng có hai loại thuốc (không nói rõ là thuốc gì), nhưng một loại mất tiền và một loại không mất tiền. Anh ta cũng không quên khuyến khích các mẹ chọn loại thuốc mất tiền vì loại đó tốt hơn. Một chị ở cùng khu trọ với anh Phương định tiêm cho con mình nhưng anh Phương thấy băn khoăn nên ngăn lại: “Vậy tiêm phòng loại văcxin gì?” thì chị này bảo: "Chẳng biết, thấy nhân viên phường bảo tiêm thì tiêm thôi”.
“Cũng thật may vì người hàng xóm của tôi không đủ tiền để tiêm phòng cho con (200.000 đồng/mũi), cùng với sự nghi ngờ của nhiều người xung quanh, nên anh thanh niên tự xưng là nhân viên y tế phường đã nhanh chóng xách túi đi” - anh Phương kể.
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, việc tiêm tại nhà nhiều khi không đảm bảo vô khuẩn và đây cũng là một yếu tố gây tai biến. Văcxin cần được bảo quản trong môi trường có nhiệt độ chuẩn. Việc trữ văcxin trong phích lạnh đi từ nhà này đến nhà khác, mở ra mở vào có thể khiến chất lượng văcxin không đảm bảo yêu cầu giữ lạnh, vô trùng, làm giảm hiệu lực bảo vệ, thậm chí dẫn đến các tai biến. Thêm nữa, Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, tiêm văcxin là tiêm một tác nhân lạ vào trong cơ thể nên có tỷ lệ phản ứng nhất định (các văcxin hiệu quả nhất cũng có thể gây phản ứng, nhưng các phản ứng này thường nhẹ và tự mất đi), nếu khi xảy ra tại nhà, gia đình sẽ không có đủ phương tiện để xử trí. Trong khi đó, tại nơi tiêm chủng thì luôn đảm bảo tốt nhất là các bé sẽ được xử trí kịp thời nếu không may xảy ra phản ứng. Tai biến tiêm chủng là hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra thì đòi hỏi phải được cấp cứu kịp thời. |
- Thiếu nữ có thai khi phải quan hệ với cả bố và con (11:24:00 28/07/2012)
- Hà Nội: Trâu húc chết một người, làm bị thương 2 người (09:46:00 28/07/2012)
- Phá thai bằng tuốc nơ vít (09:37:00 28/07/2012)
- 7 năm tù cho người cha dùng búa bổ chết con trai (11:45:00 27/07/2012)
- Cảm ơn, xin được thầy đánh (09:01:00 27/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |