- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Bi hài chuyện đi chữa tả
Sau khi bị nhân viên y tế về tận quê 'áp giải' trở lại bệnh viện vì dám trốn về, chị Tuyết - một bệnh nhân tả - xông thẳng vào phòng bác sĩ bắt đền, bởi chồng chị đang đòi ly dị vì xấu hổ.
Chuyện là, sau khi nằm gần một tuần tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vì bị tả, thấy mình đã khỏe và ngừng tiêu chảy, chiều tối, chị Tuyết ở Thanh Oai bắt xe ôm về thẳng nhà. Không ngờ, có cán bộ phường trông thấy đã tới tận nhà nhắc nhở. Sáng hôm sau chị lên viện lấy thuốc rồi tối xẩm lại trốn về nhà. Lần này, nhân viên y tế địa phương tới "áp giải" chị đi vào viện. Chuyện om xòm cả xóm, khiến ông chồng chị bực mình, xấu hổ nên tuyên bố sẽ đưa vợ ra tòa ly dị.
Khi tới bệnh viện, chị chống chế: "Tôi khỏi rồi, các vị có chữa trị gì nữa cho tôi đâu, sao không cho tôi về. Ở đây thì chật chội, ai mà chịu được". Khi được bác sĩ giải thích, dù không còn bị tiêu chảy nữa, nhưng vì chưa có kết quả âm tính với phẩy khuẩn tả nên chị vẫn phải ở lại viện vì khi về có thể lây cho người nhà, chị vẫn hậm hực.
Nằm điều trị cùng đợt với chị Tuyết, bà Thao, 50 tuổi (Chương Mỹ, Hà Nội) nghĩ lại hôm phải nhập viện mà vẫn rùng mình. Bà kể, tối hôm khánh thành nhà, cả chồng con cùng đoàn thợ đều ăn thịt chó ê hề thì không sao, riêng bà không ăn, sáng hôm sau thấy thịt thừa, tiếc mới đem đun lại rồi ăn 2 miếng thì lại "dính".
![]() |
Một ca tả đang được điều trị tại Bệnh viện E Hà Nội. |
Sau đó, bà thấy trong người khó chịu nhưng vẫn cố đi cắt cỏ cho bò. Vừa ra tới đầu ngõ thì đau bụng không chịu được, bà đành lần bờ tường đi về. Rồi khi nằm đến giường, chỉ kịp gọi cô con gái mang chậu đến, bà nôn thốc nôn tháo đồng thời đi ngoài liên tục như tháo cống.
"Tôi lả đi nhanh lắm, chỉ nhớ mang máng được mọi người khênh vào viện, rồi ông anh trai ghé sát mặt nói lớn: "Cô không được chết đâu nhá, còn ba đứa trẻ con nữa đấy". Giờ mới tin là mình còn sống", bà Thoa nhớ lại.
Sau khi vào cấp cứu, bà được chuyển vào phòng cách ly đặc biệt, nằm cùng giường với ba bệnh nhân bị tiêu chảy cấp khác. Bà được truyền nước liên tục, hết gần 60 chai trong 3 ngày điều trị đầu tiên.
Hôm nay, bà đã được chuyển sang phòng khác, vì bệnh đã ổn định, chỉ chờ kết quả cấy phân âm tính với khuẩn tả là về. Dù háo hức chờ được xuất viện sau hơn một tuần điều trị, bà vẫn quay sang bảo mấy chị nằm cùng: "Giờ thì cười to đấy, sợ đến lúc về nhà lại khóc các cô ạ. Chòm xóm người ta lại bảo mình tham ăn tục uống nên mới rước bệnh thì ngại lắm, chả dám ra khỏi nhà".
Nhập viện với cùng một lý do, những bệnh nhân từng bị tả đều có chung tâm lý cảnh giác với thức ăn. "Hồi trước nghe đài, báo nói cứ nghĩ chuyện ở tận đẩu tận đâu, vẫn ăn tuốt tuột mọi thứ. Giờ chính mình bị rồi nên hãi lắm, nhìn thấy thức gì phải hỏi rõ ngọn nguồn xem có an toàn không đã", một bệnh nhân chuẩn bị ra viện thổ lộ.
Điều mà những người bị bệnh mong ngóng nhất là kết quả cấy phân. Ai cũng chờ tờ giấy có ghi hai chữ "âm tính" để được trở về nhà sau những ngày bị cách ly.
Chị Xuyên (Ba La, Hà Nội) vừa sinh con được nửa tháng thì đã phải nhập viện vì tiêu chảy cấp liên tục sau khi ăn giỗ họ. "Cực lắm. Mình ở trong viện ngày mấy lần vắt sữa bỏ đi, đêm nằm giấu nước mắt khi nghĩ đến đứa con gái còn đỏ hỏn khóc khản cổ ở nhà với bà nội", chị tâm sự.
Hôm giỗ họ ở làng chị, có 80 người ăn thì hai hôm sau có tới gần bốn chục người phải vào viện vì tiêu chảy cấp, đủ cả già, trẻ, lớn bé, nam, nữ. Bởi thế, sau ba hôm, khi mọi người đều đã qua cơn nguy kịch, trong khoa truyền nhiễm, các bệnh nhân và người nhà cứ ra vào tới tấp, hỏi thăm nhau, kể chuyện làng trên xóm dưới xôn xao về chuyện dịch bệnh.
Chị Thắm, người cùng làng với chị Xuyên, cho biết, khi chị vào viện, ở nhà đứa con gái lớn cũng bị sốt. Chồng chị chạy ngược chạy xuôi hết lo cho vợ lại về chăm con. Ngày chị nằm viện lại đúng hôm sinh nhật cậu con trai 5 tuổi, lúc gọi điện về, nghe con thỏ thẻ: "Mẹ ơi, bao giờ mẹ về với con" mà chị ứa nước mắt.
Ông chồng chị từ hôm vợ nhập viện cũng bỏ hẳn các món khoái khẩu là thịt chó mắm tôm, lòng lợn, tiết canh... Có đám cưới đám giỗ nào, anh cũng chỉ đến đưa tiền mừng, viếng chứ nhất định không ở lại ăn.
*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo VnExpress
- BV Phụ Sản Hà Nội: Một bé tử vong bất thường ngay sau sinh (08:19:00 21/05/2009)
- Thanh niên 25 tuổi cưỡng bức cụ bà 73 tuổi (10:02:00 20/05/2009)
- Rủ vợ cũ 'quan hệ' rồi dùng thắt lưng siết cổ đến chết (16:05:00 19/05/2009)
- Trưởng trạm y tế lừa nữ bệnh nhân tâm thần 16 tuổi vào nhà nghỉ (10:13:00 19/05/2009)
- Dịch vụ tin nhắn thoại như phim Hàn Quốc (16:51:00 18/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |