- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Ra Tết, "khổ trăm đường" vì osin
Đầu năm mới, lúc người thành phố đi làm lại sau một tuần nghỉ Tết cũng là lúc ở quê vào mùa gieo mạ, cày cấy, tạ mồ, nên nhiều gia đình trẻ 'điêu đứng' vì người giúp việc xin nghỉ thêm ít ngày để lo việc dưới quê.
1001 lý do
"Nhà cháu ngày mai tạ mồ ông bà, phải ở nhà nấu nướng, cháu gọi điện xin cô cho nhà cháu nghỉ thêm vài hôm. Với lại, còn thứ 7, chủ nhật nữa. Thứ 2 cô chú đi làm mới cần, cháu lên", chưa kịp đáp lời cô giúp việc trẻ thì đầu dây bên kia đã tút tút... Cơ quan đi làm đã sang ngày thứ 2 mà con nhỏ không ai chăm. Những nhà trẻ tư quanh khu đô thị Văn Quán cũng chưa mở, người giúp việc thì "nghỉ nướng" chả khác gì sinh viên, đặt máy xuống, chị Hải chỉ còn biết ngao ngán thở dài.
"Những ngày năm đâu dù không nhiều việc ở cơ quan, nhưng cũng là dịp thể hiện ý thức. Vợ chồng đều người trẻ, mà 'trẻ xông pha, già mẫu mực'. Cứ đà chồng bỏ việc nửa ngày, vợ bỏ nửa ngày thay nhau trông con kéo dài thì, chưa nói chuyện khen thưởng cuối quý, cuối năm mà ngay cái 'chỗ ngồi' ở cơ quan khó mà giữ" - chị Hải lo lắng.
Hoàn cảnh nhà chị Hương, số nhà 106 Tập thể Thanh Xuân Bắc còn khó khăn chồng chất hơn nhà chị Hải. Năm ngoái, sau khi thay đến 3 người giúp việc, chị đành mượn tạm người bác - họ hàng gần ở Nông Cống (Thanh Hoá) ra trông cháu.
Chị Hương kể, trước khi về Tết, bác nói sau khi làm thượng thọ cho ông nội xong, mùng 6 Tết sẽ lên lại. Nay gọi về hỏi thì bác xin khất, bảo đang giữa vụ xuân, phải nửa sau tháng giêng may ra mới cấy hết 4 sào ruộng thì lên.
Không dám mang theo con đến cơ quan vì ngại... được lì xì
Mùng 4 Tết, cả cơ quan tổ chức gặp mặt, không biết gửi con cho ai, sau một hồi đắn đo "có nên đưa theo thằng cu không" thì chị Lệ, ngõ 127 Tôn Thất Tùng (Hà Nội) quyết định ở nhà. Chị tâm sự, 2 vợ chồng làm cùng cơ quan, buổi gặp mặt thì cả hai cùng phải đi, không đổi ca mà trông con được. Nhưng mang theo 2 đứa nhỏ lên cơ quan thì anh chị lại ngại, vì sợ mang tiếng đưa con tới lấy tiền lì xì!
Cũng vì lí do đó mà từ chiều mùng 4 Tết, anh Tú - chồng chị Hải (số nhà 1732 CT2A khu đô thị Văn Quán, Hà Đông) lại chạy xe máy ngược nhà mẹ vợ ở Vĩnh Phúc để xin phép bố vợ cho "mượn" bà ngoại của thằng cu ít hôm, dù cho cả mấy ngày Tết vợ chồng con cái đều ăn Tết nhà ngoại. Vậy là trong những ngày người giúp việc của các con "nghỉ phép", bà lại hai tay 2 cháu nội ngoại để vợ chồng chị Hải yên tâm tới công sở.
Những người may mắn có bà trông cháu như chị Hải không nhiều nên không ít gia đình trẻ lại loay hoay đủ đường, buổi làm buổi nghỉ để chờ người giúp việc sớm kết thúc kỳ "nghỉ nướng" đầu năm.
Theo VietNamNet
- Xe Attila mới đi 4 tháng, bốc cháy phừng phừng (15:28:00 31/01/2009)
- Mừng tuổi cũng phải 'môn đăng, hộ đối' (00:31:00 31/01/2009)
- Thú vui Tết của người Sài Gòn (10:33:00 30/01/2009)
- Những em bé chào đời thời khắc giao thừa (21:47:00 28/01/2009)
- Không khí giao thừa và đầu xuân Hà Nội (00:51:00 28/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |