- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Thú vui Tết của người Sài Gòn
Đi chợ đầu năm, mua xổ số cầu tài và xem bói rồi 'dọa' người nhà chết khiếp...
Thú đi chợ đầu năm
Dù nồi thịt kho vẫn còn, dưa kiệu cũng chưa vơi, thế nhưng từ sáng mồng 2 tết, nhiều người Sài Gòn đã bắt đầu xách giỏ ra chợ. Món ăn được chọn mua đôi khi chỉ là mớ rau con cá, song theo một số người, ngày xuân thức ăn trong nhà phải luôn đầy ắp.
Mới 6h sáng mùng 2, bà Hà (nhà ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) đã hẹn mấy người hàng xóm, kéo nhau ra chợ, mục đích chỉ là để mua thêm mớ rau xanh và ba con cá, con khô về chế biến thức ăn cho lạ miệng hơn so với nồi thịt truyền thống.
"Năm nào cũng vậy, cứ sáng mùng 2 là tôi ra chợ, không khí chợ đầu năm tuy không xôm tụ bằng ngày thường nhưng thức ăn thường mới mẻ, tươi ngon hơn, nhất là rau cải và cau trầu" - bà Hà nói.
Cùng suy nghĩ với bà Hà, mới sáng mùng 3, vợ chồng anh Thái chị Hương (nhà ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7) đã đánh ôtô sang chợ rau cải quận 6 để mua thêm thức ăn tươi sống.
"Chỉ trừ ngày mùng 1 không dám đi chợ vì ông bà cụ cho rằng làm thế "cả năm phải ra tiền", nhưng cứ đến mùng 2, mùng 3, thì nhà tôi lại khởi hành ra chợ, tìm mua mấy thứ thức ăn tươi sống trước tiên nhằm cải thiện cái bao tử vốn đã chất đầy rượu thịt, sau nữa là muốn gia đình được 'trù phú, đủ đầy' thức ăn quanh năm" - anh Thái nói.
Chị Linh (nhà ở quận 5) thì năm nào cũng vậy, cứ sáng sớm mùng 3 là cả gia đình lại đưa nhau ra chợ, mỗi người chọn một thứ thức ăn mà mình yêu thích mang về tự chế biến để cúng tiễn ông bà. "Tất nhiên hoa quả tươi, một con gà luộc, bánh tét, dưa hấu là những thứ không thể thiếu, nhưng gia đình tôi luôn muốn buổi cúng tất đưa tiễn tổ tiên phải có thật nhiều thức ăn" - chị Linh nói.
Không giống suy nghĩ của bà Hà, anh Thái hay chị Linh, tại TP HCM, một số gia đình xem việc đầu năm mang tiền ra chợ mua rau mua thịt là bình thường do họ vốn không có thói quen trữ thức ăn sẵn cho ba ngày xuân.
"Thịt thà, dưa kiệu ngán lắm rồi, trong ba ngày tết, với chúng tôi thích nhất là được ăn các món khô mắm, cá đồng và rau sống, cho nên không thể không đi chợ", chọn chú cá lóc thật to với dự định sẽ nướng trui cuốn bánh tráng (cách nướng cá để nguyên cả vẩy của người Nam bộ) - chị Huyền (nhà ở quận 8) cho biết.
Từ nhu cầu có thực của người mua, chợ ở Sài Gòn cũng dần dần xôm tụ hơn. Một người bán hàng tại chợ Hóc Môn cho biết, cách đây vài năm, trong ngày Tết, chợ cũng chỉ vài ba quầy sạp với mớ rau, chanh, ớt, phục vụ một buổi sáng rồi nghỉ, vậy mà bây giờ, thậm chí mới sáng mùng 1 đã có người bày thức ăn ra bán.
Ngoài rau cải, thì các loại cá nước ngọt, khô mắm, hoa quả thường được người mua quan tâm, tuy nhiên cũng theo chị bán hàng này, trong những ngày tết, giả cả mọi thứ thường được người bán tự ý đẩy lên cao.
"Chỉ được cái tươi ngon, còn lại, giá cả, nhất là món rau cải gần như đắt gấp hai lần ngày thường" - cầm mớ xà lách tươi xanh mới mua với giá gần 20 nghìn đồng trên tay, chị Nga (nhà ở quận 8) cho biết.
Theo nhiều người bán hàng, giá cả các mặt hàng chỉ có thể thuyên giảm từ mùng 4 Tết do khi ấy, hàng hóa từ các chợ đầu mối bắt đầu đổ về, các siêu thị cũng bắt đầu mở cửa.
Khủng hoảng tinh thần vì bói toán
Đang trực Tết tại cơ quan, Sơn nhận điện thoại, đầu dây bên kia là giọng nói hoảng hốt của mẹ: 'Chết rồi, năm nay con sẽ gặp nhiều điều không may, bỏ hết bạn gái nhé, chúng nó sẽ hại con, mẹ vừa xem bói xong, thầy bảo thế'.
Sơn cho biết, tết năm trước, sau khi xem bói đầu năm, mẹ bảo anh phải nằm nhà gần một tháng trời để lánh khỏi kiếp nạn. Cuối cùng, nạn đâu không thấy, chỉ thấy anh bị công ty cho nghỉ việc, phải chạy suốt một tháng mới tìm được việc làm mới. "Mình thật mất lòng tin và cảm thấy bị mệt mỏi trước việc bói toán của mẹ (nhất là khi mẹ nhắc đi nhắc lại vanh vách tháng nào, ngày nào trong năm sẽ gặp nạn) nhưng không biết làm cách nào khuyên răn" - Sơn nói.
Ảnh minh họa xem số phận may hay rủi qua chỉ tay. Ảnh: Baoanhdatmui. |
Khi Tuấn Anh phản ứng lại vì cho rằng chị phán điều kém may mắn, anh bị chị cho ngay một trận vì thói báng bổ, không tin thầy, rằng "chị chỉ lo cho em thôi, không tin tùy em, có gì đừng có bảo chị không báo trước".
Tệ hơn là trường hợp của Hương (23 tuổi, ngụ ở đường Phạm Thế Hiển, quận 8). Biết con mang trong ngực một khối u chưa xác định lành tính hay ác tính nhưng ngay mùng một tết, bà Hào - mẹ Hương đã lân la đến tận Long An tìm thầy. Sau khi trở về, không biết thầy bảo sao, chỉ biết thần thần sắc của bà biến đổi. Thấy mẹ ủ rũ, Hương cố gặng hỏi mới biết, thầy bảo cô sẽ không qua khỏi bệnh tật trong năm nay. Vốn đau buồn lo lắng vì bệnh, Hương suy sụp đến phải nhập viện tối mùng 2 tết.
Chung quanh chuyện bói toán đầu năm, không ít người phải rùng mình nhớ lại nỗi ám ảnh kéo dài cả năm của mình. Hải Minh (24 tuổi, nhà ở Tân Phú, Đồng Nai) kể, tháng 3 năm 2004, lẽ ra đã được kết hôn tử tế cùng bạn trai, song chỉ vì lời phán của thầy bói thông qua mấy lá bài, mẹ cô đã quyết định hủy cuộc hôn nhân.
Thương nhau thật tình, hai người quyết định bỏ gia đình đến với nhau về Sài Gòn tiếp tục làm việc. Giờ con của anh chị đã hai tuổi, thấy con cháu hòa thuận vui vẻ, làm ăn thành đạt, mẹ cô mới chấp nhận để con gái và con rể trở về.
Anh Ngọc Long - phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại Tiền Giang, thì lại mất cảm giác với những câu phán chẳng hay ho của vợ sau khi xem bói. "Không năm nào, bà xã tôi chịu buông tha. Năm nào mẹ và vợ tôi cũng mang về những điều không tốt lành sau khi xem bói, rồi bảo tôi thế này thế nọ. Có năm tôi làm ăn hoàn toàn suôn sẻ, vậy mà mới mùng 1 đã phán tôi bị người ta giật tiền" - anh Long lắc đầu than.
Theo các nhà xã hội học, dân gian đã có câu "bói ra ma, quét nhà ra rác" nhằm khẳng định chuyện bói toán là chưa hề có căn cứ khoa học, nên phân biệt giữa văn hóa và mê tín. Việc lên chùa thắp nhang cầu nguyện, việc ăn chay cho sạch lòng vốn là truyền thống văn hóa, theo các nhà xã hội học, cần được giữ gìn. Còn xem bói đầu năm để rước họa lo lắng vào thân là hoàn toàn không nên.
Mua vé số cầu may ngày đầu năm
3 ngày đầu năm Kỷ Sửu, người chơi vé số có xu hướng mua nhiều những dãy có tận cùng là 09 (trâu non), 49 (trâu trưởng thành), 89 (trâu già). Số lượng mua lớn nhất lên đến 5 triệu đồng một người.
Mua gấp 3 lần so với ngày thường, anh Thạnh (quận Gò Vấp) tiêu tốn cho vé số mỗi ngày 300.000 đồng với lý do: "Mua để cầu may". Nếu gặp dãy số ...549 trong những ngày Tết, anh sẵn tay mua hết bởi nó gắn liền với câu chuyện của gia đình. Người em anh Thạnh mất năm Sửu, hơn 20 tuổi, tức trâu trưởng thành (ứng với số 49), lại là thứ năm trong nhà, cho nên anh rất thích dãy số ...549, với hy vọng người em sẽ phù hộ trúng số trong ngày đầu năm để khởi đầu một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi.
Cũng hướng vào số con trâu nhưng anh Kim Hưng (quận 3) chỉ chọn số 09 thay vì 49 hay 89, vì năm nay là năm 2009. Năm nào cũng vậy, mua vé số ngày Tết đã trở thành thói quen với anh, với số lượng 10 tờ trở lên trong một ngày. Hơn nữa, vì đây là những ngày vui chơi, thư giãn sau một năm làm việc nên anh chi tiêu cũng phóng khoán hơn khi chỉ mua loại vé xuân, 10.000 đồng mỗi tờ. Theo anh, đã là mua cầu may thì phải chọn loại mệnh giá lớn, bởi số tiền trúng đặc biệt lên đến 1,5 tỷ đồng, trong khi loại 5.000 đồng mang lại may mắn ít hơn, có 125 triệu đồng.
"Mua vé số không phải mong đổi đời" - anh Hoàng Minh chia sẻ. Bởi lẽ, kinh tế gia đình anh thuộc dạng khá giả, không cần đặt kỳ vọng trúng lớn từ vé số. Tuy nhiên, anh vẫn mua cả chục tấm trong những ngày đầu năm để lấy hên, trúng cũng được, không trúng vẫn vui, đơn giản đây chỉ là thú chơi vé số trong ngày đầu xuân, anh cho biết.
Tấp nập người mua từ lúc sáng sớm, chủ đại lý vé số Hữu Phước trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1) cho biết: "Doanh số những ngày Tết tăng khoảng 30% so với ngày thường". Hôm qua đã có khách hàng mua đến 5 triệu đồng, loại 10.000 đồng, còn lại người mua vào tầm khoảng 50.000 đồng đến 400.000 đồng, với nhiều dãy số khác nhau tùy theo quan điểm may mắn của mỗi khách hàng.
10 năm bán vé số, ông Hai Ngà, trên đường Cách Mạng Tháng Tám những ngày qua đắt hàng số 32, 72 (cầu vàng bạc đầy nhà), 36, 37, 77 (ông trời), hay ông địa (số 38, 78), tiền (33, 73) và thần tài (39, 79). Thông thường, những người vừa mới đi chùa xin sâm, ngoài chọn số tương ứng với lá sâm sẽ hỏi mua thêm số thần tài để cầu may phát lộc, phát tài trong năm mới. Tâm lý cầu may của các thượng đế đã khiến nghề bán vé số của ông trong dịp Tết tăng hơn hẳn so với thường lệ.
Theo VnE
- Những em bé chào đời thời khắc giao thừa (21:47:00 28/01/2009)
- Không khí giao thừa và đầu xuân Hà Nội (00:51:00 28/01/2009)
- Kiếm ăn từ Mùng Một Tết (14:50:00 27/01/2009)
- TPHCM: tấp nập đêm giao thừa (13:09:00 27/01/2009)
- Hà Nội: 11 điểm bán thuốc suốt ngày đêm trong dịp Tết (21:33:00 25/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |