Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Những người ăn Rằm tiết kiệm
13:32:55 16/05/2013
Lễ cúng Rằm tháng 7 với nhiều gia đình Hà Nội năm nay đã 'tiêu biến' nhiều thủ tục. Từ đồ vàng mã tới bữa cơm cúng cũng được cân nhắc, 'kiệm' chi vì sau Rằm vẫn còn hơn nửa tháng nữa mới đến kỳ lương mới...
Giảm lễ, hạ mức đầu tư vàng mã
Hàng Mã, những ngày sát Rằm, vẫn đông đúc, chen chân người mua kẻ bán, xứng kỳ vọng một dịp làm ăn lớn trong năm. Đèn lồng, đồ chơi tạm lùi bước, nhường chỗ cho mũ mão, nhà lầu, comple, võng lọng… bày ra tới sát mép đường.
Cửa hàng số 21 Hàng Mã, không chỉ các bà, các cô mà cánh nam giới cũng hối hả ra vào, thành thạo xướng yêu cầu rồi nhanh chóng trở ra với túi đen bự, lồng phồng những đồ vàng mã.
Mức sắm sanh tối thiểu: vài đinh tiền vàng, hương, nến, đôi bộ quần áo cho các “cụ” trong nhà cũng tới 50.000-60.000đ. Khách chưa kịp than, chủ hàng đã “chặn”: “Đồ cúng lễ, không nhì nhèo kêu ca. Giấy má, sơn phẩm đắt lên gấp đôi rồi”.
Một cô gái trẻ đỗ xịch chiếc PS xanh rêu, gọi từ ngoài hè vào trong: một lễ cúng chúng sinh, 2 bộ đồ cúng vong - 2 cậu, lấy cả 2 comple, 2 hộp kính - bút, mũ áo, tiền vàng cúng gia tiên. Nhân viên cửa hàng lui cui nhặt từng món rồi trở ra với mẩu giấy kê thanh toán số tiền 165.000đ. Liếc qua, trả tiền, cô gái trẻ gật đầu xác nhận, giá vàng mã năm nay cao hơn hẳn năm ngoái rồi vặn ga, đi thẳng.
Đôi vợ chồng khác trờ tới, người vợ chỉ ngôi nhà lầu 3 tầng to lớn, mái lệch, gạch ốp giả cổ bày gần rìa đường - 27.000đ, chị nhấc ngay. Hỏi qua giá “xế hộp” treo lủng lẳng trên đầu, hình thức khá đơn giản nhưng đắt gần gấp 3 giá ngôi nhà, chị quyết định “hạn chế” món đầu tư cho các cụ.
Nhà lầu 3 tầng 1 tum giá 27.000đ
Người phụ nữ quay qua phân trần: “Sắm đầy đủ đồ như Rằm mọi năm thì tốn quá, dăm bảy trăm bạc cũng hết veo”. Các mẫu nhà năm nay đẹp mà dân hàng mã làm đã thành quy trình, sản xuất hàng loạt, giấy in màu bắt mắt, giá thành lại dễ chịu. Những gia đình có tư tưởng “hiện đại” đều quan niệm đổi nhà mới cho các “cụ” là tươm tất mà chắc chắn nhất. “Con cháu có cố, “Mẹc” nọ, “Mẹc” kia, X5 với “Lắc-xụt” thì thời giá đắt đỏ, xăng dầu tốn kém, các cụ “nuôi” cũng mệt” - chủ hàng góp lời vẻ hiểu ý, chia sẻ.
Nhiều gia đình cắt giảm nhiều loại cúng lễ, dễ hài lòng, ít cầu toàn hơn về những món đầu tư nên xe máy, ôtô năm nay tiêu thụ giảm hẳn. Có dăm chiếc Spacy, SH mà từ mùng 10, bắt đầu vào đợt bán hàng Rằm tới giờ, cửa hàng mới bán được 1 chiếc.
Bà chủ gánh hàng khoai, bỏng, bánh quế, kẹo dồi trên phố cũng than ế dài. Người bán cho biết, năm nay, ít gia đình tổ chức cúng chúng sinh hơn hẳn nên hàng vàng mã, bỏng, oản phục vụ loại lễ này cũng chậm hẳn. 20.000đ/bịch bánh, bỏng các loại, khoảng 48.000-50.000đ/bộ mã cúng chúng sinh, rồi đồ phóng sinh (rùa, ốc, chim câu)… khoản “từ thiện” cho những vong hồn vất vưởng khá kỳ công, tốn kém không nhỏ.
Cô Lê Thị Hà (Tương Mai) xác nhận, gia đình cô năm nay bỏ lễ cúng chúng sinh. Đang lúc khó khăn, chi tiêu món gì cũng phải tính toán. Đã cúng chúng sinh là phải mời sư, mời thầy, cũng phức tạp, rắc rối. “Lúc này, nên tập trung để làm ăn, chẳng mấy nhà còn muốn bày vẽ” - cô Hà đáp gọn.
Cặp cau trầu giá 5.000đ/bộ
Thực phẩm 'nhúc nhắc' lên giá
Chợ Ngọc Hà, chiều 14/7, gà lễ bày la liệt. Cửa hàng gà sạch Lý Công cho biết, vài ngày qua, lượng gà tiêu thụ tăng mạnh, chủ yếu là gà sống thiến, đặt mổ moi, buộc cổ cánh làm gà lễ. Chủ hàng cho biết, nguồn gà thoải mái, không thiếu, không sợ hụt nhu cầu. Giá cả cũng không tăng so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, so với dịp Rằm tháng 7 mọi năm, năm nay, lượng hàng tiêu thụ “không sánh được”, bán nhiều hơn ngày thường đã là thành công.
Ở dãy thịt bò, thịt lợn, các bà các chị đang loan nhau tin giá xăng vừa giảm 1000đ/lít buổi sáng, vẻ khá hào hứng, phấn khởi. Một khách mua hàng vừa đếm tiền trả nửa kg bò thăn vừa “đá” khéo chủ hàng: “Không biết có hạ nhiệt được chút nào không, chỉ biết bò hôm nay vẫn tăng 2 giá” (130.000kg).
Bác Phùng (nhà phố Sơn Tây) thì khẳng định, các hàng nói giá hàng ngày Rằm vẫn thế là không đúng. Bác vừa mua con gà lễ, giá 100.000đ/kg. Mấy ngày trước, gà mổ sẵn mới chỉ ở mốc 90.000đ/kg. Như vậy, mỗi cân gà đã tăng 10.000đ.
Bác Phùng cũng tỏ ý băn khoăn, không biết vì cận Rằm hay thời tiết đợt vừa qua không thuận lợi, giá rau quả tăng thấy rõ. Chưa bao giờ bác đi chợ mà phải mua tới 25.000-30.000đ/kg cà chua. Giật mình hỏi lại, chị hàng rau giơ lên 1 quả bé xíu, cân đúng 1 lạng, phán chắc nịch 3000đ. Từ bí xanh, su su, thiên lý tới rau muống, rau cải ăn thường ngày cũng đắt hơn 500-1000đ.
Hoàng lan vườn nhà - đĩa hoa cúng Rằm thanh tịnh
Hoa quả, đồ cúng Rằm đến chiều mười tư (14/7) thì nhảy vọt. Mới đầu tuần, na vào chính vụ giá chỉ 15.000đ-20.000đ/kg, chiều 14, giá tại chợ đầu mối Long Biên đã lên tới 30.000-35.000đ/kg. Nhãn Thái, nhãn miền Nam từ 35.000đ/kg lên 40.000đ/kg.
Chị Trần Hồng Hoa (phố Đội Cấn) tần ngần với chiếc làn đã đầy lưng lưng giữa chợ cho biết, chị đang nhẩm tính thử xem chừng ấy thực phẩm đã đủ cho bữa cúng Rằm. Chi tiêu khó khăn, bữa cơm cũng phải cân nhắc nhiều hơn. Cuối cùng, chị Hoa quyết định không mua thêm thịt bò, cỗ lòng gà xào măng cũng tốt, đỡ lãng phí. “Rằm thì cũng nên “kiệm” chi vì sau Rằm vẫn còn 16 ngày nữa mới hết tháng” - bà “nội tướng” cười xòa.
Theo Dân Trí
Theo chủ hàng Quỳnh Trang trên phố Hàng Mã, với hàng đắt tiền, đa số các cửa hàng chỉ nhận làm một lượng vừa phải khi có khách đặt, chứ không làm sẵn như mọi năm, sợ không tiêu thụ hết. Khách có nhu cầu mua trọn bộ lễ vật "cao cấp" dâng âm phủ, có giá 1-2 triệu đồng, chủ yếu là những gia đình giàu có. Xe ga, ôtô, nhà cao tầng... có giá 100.000 - 150.000 đồng mỗi chiếc, nhưng ít người hỏi mua. Những mặt hàng quen thuộc như tiền, vàng, đôla, quần áo... bán chạy nhất, do giá dễ chịu, chỉ 3.000 - 5.000 đồng. Một số gia chủ, cho đủ bộ theo lời thầy cúng thì mua thêm bộ thần linh, thần tài, cho các vị quan văn bá võ... Tổng cộng chỉ hết khoảng 30.000 - 50.000 đồng. So với năm trước, giá nhiều mặt hàng âm phủ này đã tăng trung bình 5 - 10%, do đó sức mua càng giảm. Giá nhiều loại xe máy, ô tô, nhà cao tầng đã tăng 20.000 đồng. Mặt hàng nào đòi hỏi sự khéo léo, cầu kỳ có thể tăng tới 50.000 đồng so với trước. Mấy chị bán bỏng ngô, bánh quế... từ Đông Anh (huyện ngoại thành Hà Nội) và Hưng Yên (một tỉnh giáp Hà Nội) cũng lo ế ẩm không đủ tiền tàu xe về quê. Một chị bán vàng mã rong ruổi trên khu phố cổ than mấy hôm trước không kịp chạy mưa nên hàng bị ẩm mốc, sợ khách chê không đốt được. Trong lễ cúng rằm, ngoài vàng mã, bỏng ngô, bánh quế, gia chủ còn chuẩn bị chút trái cây, khoai, cháo và hoa quả cúng chúng sinh. Không ít gia đình còn làm cỗ mặn. Giá một số mặt hàng thực phẩm, trái cây phục vụ ngày rằm tại các chợ và siêu thị đã tăng 5 - 20%. Tăng mạnh nhất là các loại trái cây nhập khẩu. Tại siêu thị Hapro, Metro... cam Nam Phi, từ 20.800 đồng mỗi kg, đã lên 35.000 đồng, táo New Zealand được bán 45.000 đồng mỗi kg, giá cũ là 36.000 đồng. Trái cây nội như cam sành Tiền Giang loại ngon tại chợ Ngã Tư Sở, Hàng Da, Ngọc Hà...cũng tăng từ 2.000 - 5.000 đồng, lên mức 28.000 - 30.000 đồng một kg từ hơn một tuần nay. Thực phẩm như thịt lợn, cá, thịt gà... tại một số chợ vẫn không đắt hàng hơn so với ngày thường. Thịt gà ta vốn được ưa chuộng trong dịp lễ tết nhưng tại một số chợ, đến tận trưa nay, hàng vẫn còn nhiều. Giá cả đắt đỏ, nhiều gia đình càng thắt chặt chi tiêu. Hương vị ngày rằm tháng 7 tuy đạm bạc, nhưng cũng không kém phần linh thiêng và ấm cúng. Bà Nguyễn Thị Yến ở ngõ 72 Nguyễn Trãi cho biết chỉ mua một bộ quần áo, hài cho ông bà và chút tiền âm phủ. Trên bàn thờ tổ tiên, bà cũng chỉ cúng xôi, và một ít thịt lợn. Còn với những cô hồn, bà cúng cháo hoa, rắc muối ra ngõ, ít gạo, hoa quả... Bà nói: "Lễ Vu Lan là để con cháu tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, nên thành tâm là chính". Hàng năm vào dịp này, nhiều gia đình thường tụ họp về quê hay đi lễ chùa chiền. Nhưng năm nay, phần vì rằm tháng bảy không trùng vào ngày nghỉ, lượng khách đổ về các khu đền chùa, thăm viếng cũng giảm hẳn so với những năm trước. Công ty lữ hành Hà Nội Tourist cho biết, lượng khách thuê xe đã ngót gần một nửa so với thời điểm này năm ngoái. Giá thuê xe đã tăng trung bình 20% sau khi xăng tăng giá chưa đầy một tuần. Tại Hãng này, xe 16 chỗ thuê trọn gói cũng tới 1,8 triệu đồng chiều Hà Nội - Đền Trần (Nam Định). Theo VnExpress |
Tin liên quan
- Ngày lễ Vu Lan tại Hà Nội và TPHCM (13:50:18 16/05/2013)
- Buồn vui cùng Rằm tháng 7 (13:50:17 16/05/2013)
- Sách giáo khoa cấp 1... không phải để học?! (13:50:10 16/05/2013)
- Bé gái dậy thì ngày càng sớm (13:50:08 16/05/2013)
- Diễn viên Minh Quốc lĩnh 2 năm tù vì ma túy (13:49:54 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Những người ăn Rằm tiết kiệm
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo