Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Mối hại từ túi nylon
22:44:46 16/05/2013
Mỗi ngày ở VN có hàng triệu túi nylon bị thải ra sau khi sử dụng. Chúng không tự phân hủy và gây hại cho môi trường. Chúng tôi đã trao đổi với TS Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, về vấn đề này.Trong tổng số rác thải ra ở TPHCM, rác túi nylon chiếm bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
TS Nguyễn Trung Việt: Ở TPHCM hiện nay, túi nylon chiếm 5%-7,5% trên tổng lượng rác thải ra hằng ngày, 100% trong số đó là túi nylon không phân hủy sinh học. Theo tôi biết, cho đến nay chưa có công ty, tổ chức nào ở VN sử dụng loại túi nylon tự phân hủy sinh học. Gần đây, có một số công ty tuyên truyền là đã sản xuất được túi nylon phân hủy sinh học, nhưng thực tế chỉ là túi nylon tự hủy.
Theo chúng tôi quan sát, sản phẩm túi nylon tự hủy này chưa được sử dụng rộng rãi. Theo ông, có nên khuyến khích sử dụng loại túi này không?
Túi nylon phân hủy sinh học là những chiếc túi mà sau khi vứt ra môi trường, dưới sự tác động của vi sinh vật, sẽ biến đổi thành CO2 và H2O. Còn loại túi tự hủy của các doanh nghiệp nói trên thì không làm được điều đó. Nguyên nhân là do những chiếc túi đó dùng một loại vật liệu cấu tạo từ các mạch dài polyme, trong đó đính những phân tử hữu cơ vào giữa để kết nối các đoạn với nhau.
Dưới tác dụng của thời gian và ánh sáng ngoài môi trường, chỉ những đoạn phân tử hữu cơ là bị phân hủy sinh học. Từ đó, mảnh nylon lớn bị vỡ vụn ra thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh vụn này vẫn giữ nguyên tác hại đối với môi trường và có thể gây ngộ độc cho người và súc vật nếu vô tình ăn phải.
Làm như vậy còn nguy hiểm hơn cứ để nguyên cả túi vì sẽ gây khó khăn cho công tác thu gom. Ngoài ra, thực tế cho thấy, Thương xá Tax đã thử nghiệm sử dụng loại túi này nhưng mới nhập về để trong kho một thời gian thì chúng tự mủn ra, không thể dùng được nữa. Theo quan điểm của tôi, cái chúng ta cần là loại túi có khả năng tự phân hủy sinh học chứ không phải loại túi tự hủy như thế. Vì vậy, không nên khuyến khích sử dụng rộng rãi loại túi này.
Ở các nước trên thế giới, người ta giải quyết vấn đề sử dụng túi nylon không phân hủy sinh học như thế nào?
Khi túi nylon mới được phát minh, người ta coi đây là một phát kiến vĩ đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên. Nhưng giờ đây, người ta nhận ra rằng chính đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên đó lại khiến cho túi nylon trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, dẫn đầu là các nước châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp..., đang thực hiện việc thay thế túi nylon thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy. Công nghệ này cũng đã được đem về VN thử nghiệm trong phòng thí nghiệm rồi. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại túi này phân hủy rất tốt, sau thời gian 3 tháng là phân hủy hết. Tuy nhiên, giá của loại túi này khá đắt, khoảng 20-25 euro/kg, cao gấp khoảng 20 lần so với loại túi nylon thông thường.
Ở nước ta, các cơ quan chức năng đã có biện pháp gì để giải quyết tình trạng sử dụng túi nylon tràn lan?
Trước tình trạng sử dụng tràn lan và vứt bỏ túi nylon bừa bãi như hiện nay, sắp tới sẽ có một số quy định, văn bản luật được ban hành để hạn chế. Đồng thời, trong chương trình vận động của Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM sắp tới, một số siêu thị lớn ở TP cũng sẽ được kêu gọi tham gia vào việc giảm thiểu sử dụng túi nylon.
Tuy nhiên, về lâu dài thì “cuộc chiến” với túi nylon ở VN có thể kéo dài 10, 15 năm hoặc lâu hơn nữa vì thay đổi hành vi, thói quen của người tiêu dùng không phải là việc dễ dàng. Vì thế, việc cần làm hiện nay là tuyên truyền, vận động người dân đừng sử dụng quá nhiều túi nylon mà nên đem theo giỏ xách mỗi khi đi mua hàng.
Theo Người Lao Động
TS Nguyễn Trung Việt |
Túi nylon có nhiều chất độc hại Theo TS Nguyễn Trung Việt, túi nylon làm bằng nhựa PVC khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca-đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu cho túi nylon xuống cống sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Nếu lẫn vào trong đất, túi nylon sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi... Nhiều nước đã cấm dùng túi nylon Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi nylon. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi nylon đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-6. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi nylon và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3-2002, giảm được tới 90%. |
Tin liên quan
- 'Công nghệ' tẩm tăm (23:02:15 16/05/2013)
- Công An Hà Nội kiểm tra phố 'Hàng Chiếu' (23:02:13 16/05/2013)
- Cắt 'của quý' chồng vì ghen (23:02:10 16/05/2013)
- Mối họa từ các ông chồng đồng tính (23:02:09 16/05/2013)
- Nguy hiểm nước hoa 'hàng chợ' (23:02:06 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mối hại từ túi nylon
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo