Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phương Anh kể chuyện làm dâu

22:46:57 16/05/2013
“Gia đình chồng tôi sống trong khu Nam Kỳ khởi nghĩa - TPHCM, nơi dành riêng cho những gia đình đạo Hồi. Ở đây, có một nhà thờ đạo Hồi rất lớn, và mỗi ngày, mọi người lại đến nhà thờ đọc kinh 5 lần”, Phương Anh kể chuyện làm dâu.Hiện tại, tôi đang sống cùng chồng và gia đình chồng. Tôi được nghỉ nửa tháng sau đám cưới. Vợ chồng tôi đã dự định đi nghỉ tuần trăng mật, nhưng vì thời gian quá ít, tôi lại quên hộ chiếu (passport) ở Hà Nội nên lịch nghỉ trăng mật đành lùi lại. Gia đình chồng tôi theo đạo Hồi, sống giữa không gian của kinh Coran, tôi thấy yên bình. Nếu theo đúng những quy tắc của cô dâu mới về nhà chồng, buổi sáng ngày đầu tiên, cô dâu phải dậy sớm, quét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà… Tôi lại không phải làm những công việc ấy. Gia đình nhà tôi có người giúp việc. Và điều quan trọng là, bố mẹ chồng tôi rất thoải mái và tâm lý trong quan điểm sống. Trong một lần tâm sự, khi tôi vẫn đang còn là bạn gái của anh Muhammad Khan, mẹ chồng tôi đã bảo: “Bác mà có con dâu, không bao giờ để con dâu vất vả. Khi còn trẻ, bác đã từng đi làm dâu, từng phải chịu nhiều khó khăn, cực nhọc, bởi vậy bác rất hiểu. Bác sẽ không bao giờ để con dâu mình phải chịu những khổ cực như mình”. Có lẽ, đó là lý do gia đình chồng tôi không sống khắt khe với con dâu như ngoài Bắc. Tôi và mẹ chồng hay tâm sự, sẻ chia. Tôi có thể cảm nhận được tình yêu thương con dâu của bố mẹ chồng. Gia đình chồng tôi chỉ có hai anh em, dưới anh Muhammad còn một cô em gái, năm nay 20 tuổi. Em gái rất dễ thương. Tôi và em hay rủ nhau đi chơi, chuyện trò, tâm sự, mua sắm… Hai chị em “hợp cạ” lắm. Mọi người vẫn thường hay hỏi về lối sống, sinh hoạt của một gia đình đạo Hồi có gì khác. Thật ra, bố chồng tôi được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, ông bà nội chồng tôi từ Pakistan sang Việt Nam từ rất lâu. Trước đây, bố tôi giữ Quốc tịch Pakistan. Nhưng khi gặp mẹ tôi (người gốc Bắc chuyển vào), ông yêu và cưới. Sau ngày cưới, bố tôi nhập Quốc tịch Việt Nam. Bố luôn bảo, bố rất yêu cuộc sống nơi này. Sống ở Việt Nam lâu, nên cuộc sống, sinh hoạt của gia đình cũng không có gì khác nhiều so với một gia đình thuần Việt. Gia đình chồng tôi sống trong khu Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nơi định cư riêng dành cho những gia đình theo đạo Hồi, chủ yếu là người Malaysia. Ở giữa khu chúng tôi sống, có một nhà thờ đạo Hồi rất lớn. Hằng ngày, cứ đến giờ nhất định, từ nhà thờ sẽ vọng ra tiếng hát để nhắc mọi người giờ đọc kinh. Mỗi ngày, đọc kinh Coran năm lần, và thường chỉ dành cho đàn ông trong gia đình đọc. Tôi đã quen với tiếng hát vọng ra từ nhà thờ, mỗi giờ đọc kinh. Tôi cũng đã tập học kinh Coran bằng tiếng Ả rập. Để học được kinh, phải theo từng bước nhất định. Bước đầu tiên là học nghĩa. Và phải học liên tục, học mỗi ngày, nếu không sẽ quên ngay. Kinh Coran của đạo Hồi cũng giống như những lời khuyên của Phật trong đạo Phật, cũng như kinh của người Thiên Chúa, đều khuyên con người ta sống hướng thiện.Trước đây, khi chưa kết hôn, tôi cũng hay đi thăm chùa, tôi thích cảm giác sau khi cầu nguyện và cảm giác ngồi tĩnh lặng ở một khu chùa nào đó, thật bình yên. Giờ, học kinh Coran, tôi cũng có cảm giác như vậy. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta mải miết với cuộc sống, mải miệt chạy đua với công việc ồn ào, nhưng lớn tuổi hơn một chút, khi danh vọng tiền tài không còn ý nghĩa nhiều, người ta sẽ chỉ cần đến sự thanh thản. Những người sống trong khu nhà ở Nam Kỳ Khởi Nghĩa cùng với gia đình chồng tôi cũng vậy, mọi người chăm chỉ đọc kinh, khi đọc- họ như quên đi cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngoài kia, để giữ sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Tôi muốn học kinh Coran cũng là vì thế. Đến một lúc nào đó, tôi cũng muốn đến nhà thờ mỗi ngày 5 lần để đọc kinh Coran cho tâm hồn mình sạch trong, thanh thản. Tôi đã yêu cuộc sống mới lạ này. Tôi hạnh phúc với những gì mình đang có. Thỉnh thoảng, anh Muhammad lại rủ tôi về Hải Phòng. Anh thích cuộc sống ở Hải Phòng. Ở đấy, tôi có những người bạn thân, và anh Muhammad thấy rất hợp. Yêu nhau- nghĩa là yêu con người, yêu cuộc sống, yêu gia đình của nhau, điều ấy tôi nhận ra khi gặp Muhammad. Tương lai, có thể, chúng tôi sẽ mua nhà và sống tại Hà Nội để thuận lợi cho công việc của cả hai, nhưng Hải Phòng đầy nắng gió của biển, và khu Nam kỳ khởi nghĩa thanh thản tiếng kinh Coran sẽ luôn là những nơi vợ chồng tôi hướng về. Như một nhà thơ đã từng viết, “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Sự thật ấy giản đơn, nhưng phải qua trải nghiệm, ta mới nhận ra được hết những giá trị diệu kỳ của nó. Theo Dân Trí
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo