Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Vợ tôi sống rất kịch, rất giả tạo, thảo mai.
-
Cháu nội vừa ra đời bà đã trù ẻo 'Sao nó bé như con chuột thế? Bé thế này ...
-
Chồng tôi toàn đi chơi tới 1-2 giờ sáng mới về.
-
Tôi bị gia đình người yêu phản đối.
-
Hình như chồng tôi mặc cảm vì 'súng ống' nhỏ nên anh ấy không ...
-
Tôi sinh thường và chỉ bị rạch một ít.
-
Vì nghi chồng có bồ nên tôi cãi vã với anh ấy.
Khó dạy con vì chồng cục tính
07:59:10 05/10/2009
Tôi có một cháu trai 4 tuổi. Hàng ngày, chồng tôi rất hay đánh mắng con vô cớ. Ví dụ, hôm trước, cháu đang xem phim hoạt hình, chồng tôi bật kênh khác thì con khóc. Lúc đó, chồng tôi đã lớn tiếng chửi: ‘Im mồm không tao quăng ra đường bây giờ’.
Nghe tiếng bố quát, cháu càng khóc to hơn. Tôi không biết làm gì, đành đưa con xuống bếp, dỗ dành, bảo con đừng khóc nữa kẻo bố đánh. Nhưng cháu còn nhỏ, làm sao nín khóc ngay được. Chồng tôi chưa hết giận, chạy vào tận bếp để quát con tiếp. Tôi phải xin anh rồi đưa con ra ngoài.
Chuyện này không phải bây giờ mới xảy ra. Ngay khi cháu còn nhỏ, khóc đòi sữa mẹ, chồng tôi đã thích quát con. Cháu sợ bố và cũng nín khóc. Tuy nhiên, những lúc vui vẻ, hai bố con lại quấn quýt với nhau.
Chồng tôi rất cục và nóng tính. Có lần, chồng tôi và bố chồng cãi nhau to đến mức, giờ hai bố con không muốn nhìn mặt nhau. Cho dù mẹ chồng tôi và tôi khuyên giải nhiều lần nhưng chồng tôi rất cố chấp.
Mẹ chồng tôi rất tốt. Bà hay gọi điện nhắc nhở chồng tôi không được đánh mắng con. Bà cũng dặn dò tôi tìm cơ hội giúp chồng bớt cục cằn. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những lúc cháu nhà tôi quấy khóc. Khi đó, không cần biết nguyên nhân, chồng tôi đã mắng chửi con ngay. Có khi, anh ấy còn dùng cả móc quần áo bằng nhôm để đánh con.
Tôi đã cố gắng nhiều nhưng tính chồng tôi không thể cải thiện được. Tôi phải làm sao để điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu nhà tôi? (Thu, Hà Nội).
Ý kiến tư vấn
Trước tiên, bạn cần kiểm tra xem thời điểm nào chồng bạn dễ nổi cơn nóng giận nhất, từ đó, tìm cách tránh để bé gần với bố. Nếu có điều kiện, nên cho bé xem phim hoạt hình ở một phòng riêng, còn chồng bạn xem tivi ở một phòng riêng. Nếu ngày nào tâm trạng chồng bạn vui vẻ thì bạn có thể cho hai bố con cùng ngồi xem tivi cùng nhau.
Nếu chồng bạn cáu giận vì tiếng khóc của con thì việc đưa con ra chỗ khác (như bạn đang làm) là điều cần thiết.
Ngoài ra, những lúc chồng bạn thoải mái, bạn có thể tìm cách gần gũi với chồng. Tính nóng nảy, cục cằn của chồng bạn không thể thay đổi được nhưng nếu bạn tâm sự khéo léo, có thể chồng bạn sẽ bớt được thói chửi bậy hay đánh con.
Đúng là với bản tính của chồng bạn, việc giáo dục con sẽ vô cùng khó khăn, dường như nghiêng hẳn về phía bạn. Do đó, bạn cần kiên trì, khéo léo. Một mặt, bạn nên tránh cho con khỏi những cơn giận vô cớ từ bố; một mặt, tâm sự để chồng bạn yêu con hơn.
Điều quan trọng là bạn cần luôn quan tâm, uốn nắn bé. Có như vậy, cháu nhà bạn mới ngoan ngoãn và biết nghe lời.
Nghe tiếng bố quát, cháu càng khóc to hơn. Tôi không biết làm gì, đành đưa con xuống bếp, dỗ dành, bảo con đừng khóc nữa kẻo bố đánh. Nhưng cháu còn nhỏ, làm sao nín khóc ngay được. Chồng tôi chưa hết giận, chạy vào tận bếp để quát con tiếp. Tôi phải xin anh rồi đưa con ra ngoài.
Chuyện này không phải bây giờ mới xảy ra. Ngay khi cháu còn nhỏ, khóc đòi sữa mẹ, chồng tôi đã thích quát con. Cháu sợ bố và cũng nín khóc. Tuy nhiên, những lúc vui vẻ, hai bố con lại quấn quýt với nhau.
Chồng tôi rất cục và nóng tính. Có lần, chồng tôi và bố chồng cãi nhau to đến mức, giờ hai bố con không muốn nhìn mặt nhau. Cho dù mẹ chồng tôi và tôi khuyên giải nhiều lần nhưng chồng tôi rất cố chấp.
Mẹ chồng tôi rất tốt. Bà hay gọi điện nhắc nhở chồng tôi không được đánh mắng con. Bà cũng dặn dò tôi tìm cơ hội giúp chồng bớt cục cằn. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những lúc cháu nhà tôi quấy khóc. Khi đó, không cần biết nguyên nhân, chồng tôi đã mắng chửi con ngay. Có khi, anh ấy còn dùng cả móc quần áo bằng nhôm để đánh con.
Tôi đã cố gắng nhiều nhưng tính chồng tôi không thể cải thiện được. Tôi phải làm sao để điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu nhà tôi? (Thu, Hà Nội).
Ý kiến tư vấn
Trước tiên, bạn cần kiểm tra xem thời điểm nào chồng bạn dễ nổi cơn nóng giận nhất, từ đó, tìm cách tránh để bé gần với bố. Nếu có điều kiện, nên cho bé xem phim hoạt hình ở một phòng riêng, còn chồng bạn xem tivi ở một phòng riêng. Nếu ngày nào tâm trạng chồng bạn vui vẻ thì bạn có thể cho hai bố con cùng ngồi xem tivi cùng nhau.
Nếu chồng bạn cáu giận vì tiếng khóc của con thì việc đưa con ra chỗ khác (như bạn đang làm) là điều cần thiết.
Ngoài ra, những lúc chồng bạn thoải mái, bạn có thể tìm cách gần gũi với chồng. Tính nóng nảy, cục cằn của chồng bạn không thể thay đổi được nhưng nếu bạn tâm sự khéo léo, có thể chồng bạn sẽ bớt được thói chửi bậy hay đánh con.
Đúng là với bản tính của chồng bạn, việc giáo dục con sẽ vô cùng khó khăn, dường như nghiêng hẳn về phía bạn. Do đó, bạn cần kiên trì, khéo léo. Một mặt, bạn nên tránh cho con khỏi những cơn giận vô cớ từ bố; một mặt, tâm sự để chồng bạn yêu con hơn.
Điều quan trọng là bạn cần luôn quan tâm, uốn nắn bé. Có như vậy, cháu nhà bạn mới ngoan ngoãn và biết nghe lời.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Chồng chi tiêu 'nhỏ giọt' (08:34:00 28/09/2009)
- Nàng dâu lạc lõng (05:53:00 20/09/2009)
- Tôi mệt mỏi vì những mâu thuẫn vụn vặt với mẹ chồng (08:17:00 14/09/2009)
- Hoang mang khi yêu người từng bỏ vợ (09:29:00 07/09/2009)
- Đối mặt với tâm lý 'con cá mất là con cá to' (13:27:00 30/08/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Khó dạy con vì chồng cục tính
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo