Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cô đơn giữa nhà chồng

08:10:10 16/06/2009

Những khi ốm, mẹ chồng tôi chỉ hỏi:’Con không sao chứ?’ rồi đi ra ngoài mà không bao giờ tỏ ý muốn đi mua thuốc cho con dâu…

Vì chồng công tác ở xa nên tôi sống chung với bố mẹ chồng. Cảm giác phải làm dâu khi vắng chồng rất ức chế. Tôi không có ai để sẻ chia những vui buồn hàng ngày. Với bố chồng, tôi không thể nói chuyện tào lao. Với mẹ chồng, tôi cũng không dễ chuyện trò. Nếu tôi muốn nói gì thì bà thích cắt ngang câu chuyện và đưa ra lời phán xét, nói chung là khó nghe.

Ảnh minh họa.

Bình thường thì không sao nhưng khi bị ốm, tôi khá tủi thân. Lúc đó, mẹ chồng chỉ gõ cửa, hỏi vọng đến từ bên ngoài: “Con không sao chứ?”. Sau đó, chẳng cần biết tôi có trả lời hay không, bà quay lưng đi xuống nhà, xem tivi với bố chồng tôi. Hai cụ nói chuyện vui vẻ, trong khi tôi nằm trên giường khóc ròng vì buồn tủi.

Ngoài ra, có những lúc, mẹ chồng tôi thông báo: “Mẹ phần cơm đấy. Lát đỡ mệt thì xuống ăn nhé” mà không thêm một lời quan tâm nào. Bà không bao giờ lại gần khi tôi sốt, cũng chẳng sờ trán, bảo đi mua thuốc hoặc muốn ăn gì để mẹ nấu. Tôi thì ngại nên không dám có ý kiến. Chính vì thế, tôi luôn cảm thấy hụt hẫng và lạc lõng khi chung sống với bố mẹ chồng.

Mỗi khi hết giờ làm, về đến nhà, tôi có cảm giác mệt mỏi vô cùng. Có lẽ vì không khí ảm đạm bên nhà chồng khiến tôi hay bị ốm. Khi bị ốm, lại bị bố mẹ chồng thờ ơ nên tôi càng chán nản hơn.

Tôi định xin phép bố mẹ chồng cho mình được về bên ngoại một thời gian nhưng không biết phải đưa lý do gì để hai cụ chấp nhận điều đó. Còn chồng tôi, có khi cả tháng anh ấy mới về một lần. Lúc đầu, anh ấy còn chăm nhắn tin cho vợ nhưng sau này, những tin nhắn yêu thương cứ thưa thớt. Có khi, tôi gọi điện thì anh ấy bảo: “Có chuyện gì không?” khiến tôi chẳng còn tâm trí nào mà chia sẻ.

Tôi cũng muốn có con để được có lý do chính đáng về bên ngoại nhưng chồng tôi đi vắng nhiều nên cơ hội thụ thai cũng khó. (Thanh, TP HCM).

Ý kiến tư vấn

Bình thường, làm dâu đã là trách nhiệm nặng nề với phụ nữ. Cảnh làm dâu khi xa chồng như bạn, khó khăn sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên, thay vì trách cứ bố mẹ chồng, bạn nên xem xét lại thái độ của bản thân. Công bằng mà nói, nếu bạn có ý kiến trước, bày tỏ tình trạng bị ốm của mình để mẹ chồng bạn hiểu.

Vì bạn ngại trao đổi nên mẹ chồng của bạn có thể hiểu nhầm. Bà dễ cho rằng, bạn chỉ ốm nhẹ, không vấn đề gì nên hơi lạnh nhạt như thế. Nếu lấy chuyện này để kết luận bố mẹ chồng bạn không tốt thì e rằng, bạn hơi vội vã.

Giữa nhà chồng và con dâu, bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định, đặc biệt là khi bạn mới đi làm dâu. Bản thân bạn nên tìm cơ hội gần gũi với bố mẹ chồng trước thay vì thất vọng vì tình cảm của hai cụ dành cho mình không như mong muốn.

Ngoài giờ làm, bạn có thể giúp việc nội trợ với mẹ chồng, trò chuyện vui vẻ với mẹ chồng về bất kỳ điều gì bạn thích (cho dù bà hay cắt ngang lời – như trong thư bạn miêu tả). Nếu mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu được nâng cao hơn, bạn sẽ không còn e ngại khi chia sẻ cảm giác mệt mỏi khi bị ốm, cũng không sợ phải nhờ mẹ chồng đi mua thuốc hộ…

Tình cảm giữa con dâu – mẹ chồng cũng giống như bất kỳ một mối quan hệ nào khác. Nó đòi hỏi sự cảm thông, chia sẻ và tự nguyện từ hai phía. Nếu bạn bày tỏ tình cảm với mẹ chồng trước, bà cũng sẽ biết cách đối xử lại với con dâu.

Bạn không nên vì chuyện này mà xin về bên ngoại; bởi vì, nếu về bên ngoại thì tình cảm mẹ chồng – nàng dâu sẽ ngày một xa cách hơn. Bên cạnh đó, chuyện tình cảm phai nhạt giữa hai vợ chồng cũng là điều khó tránh. Ít có người chồng nào vẫn còn giữ được sự quan tâm nồng nhiệt với vợ sau khi cưới.

 Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo