Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Vùng cấm" khi "chiến sự" với chồng

22:15:10 03/05/2009

Một lần, tôi nghe thấy chồng mình gọi điện, than thở với anh trai: 'Vợ em thiếu tâm lý lắm, nhất là những lúc cãi chồng. Cứ thế này thì em chịu đựng không nổi nữa'. Tôi bị choáng nặng. Tôi không nghĩ anh ấy lại để bụng những ngôn từ của vợ như thế. 

Vợ chồng tôi bằng tuổi nên đôi khi, tôi toàn gọi tên chồng trống không (chứ không 'anh - em' gì). Không ít lần, tôi cũng xưng hô với chồng như kiểu bạn bè. Tôi nghĩ tình yêu của cả hai xuất phát từ bạn bè nên cũng không cần giữ ý. Tính tôi lại nóng. Vì vậy, khi bực bội, tôi thường ném vào mặt chồng những lời nói rất khó nghe. Vì biết tôi trẻ con, hiếu thắng nên anh cũng im lặng bỏ qua. Nhiều lần, bố mẹ đẻ tôi cũng phải kêu lên: “Con nói thế không được. Giờ hai đứa là vợ chồng chứ có phải trẻ con đâu” nhưng thấy chồng không có phản ứng gì nên tôi cũng kệ.

Tôi không muốn chồng mình phải khổ sở và cũng muốn cải chính tính cách ngông cuồng của mình. Xin hỏi, nếu “chiến tranh” với chồng, tôi nên tránh những điều gì? (Ánh Minh, Quảng Nam).

Ý kiến tư vấn

Cuộc sống chung sẽ không tránh khỏi những lúc cãi vã. Nhưng nếu bạn làm chồng tổn thương bằng mặt tinh thần thì việc làm lành sau đó sẽ rất khó khăn. 

Cho dù bực bội đến mấy, bạn cũng nên tránh những điểm sau:

- Bạn không nên cho mình là đúng, là quan trọng hơn chồng. Khi xảy ra “chiến tranh”, bạn nên đặt mình vào vị trí của chồng để phân tích và đánh giá thái độ của anh ấy. Ngay cả những lần chồng bạn có lời lẽ không hay, bạn cũng nên tránh bắt chước anh ấy. Bạn nên đợi khi cả hai nguôi giận, bạn mới nên phân tích điều đúng - sai với chồng, nhấn mạnh rằng, bạn bị tổn thương vì những lời nói của chồng.

- Trong cuộc cãi vã, bạn không nên đụng chạm đến những vấn đề tế nhị như tư cách, nghề nghiệp hoặc tính cách của bố mẹ, anh em nhà chồng. Điều này được coi là tối kỵ. Nếu biết vợ coi thường gia đình mình, anh ấy sẽ khó chấp nhận và hình thành tâm lý “Cô không thích ở lại thì có thể kiếm chỗ tốt hơn”.

- Bạn tuyệt đối chê chồng kém đạo đức, dốt nát. Nên nhớ, lòng tự trọng của đàn ông rất lớn (nhiều khi nó là thứ quan trọng nhất). Nếu anh ấy yếu kém hơn vợ thật thì mọi việc còn trở nên tồi tệ hơn.

- Bạn không nên cố giành phần thắng trong cuộc tranh luận, nhất là khi vấn đề đó không mấy quan trọng. Lúc yêu, anh ấy có thể chiều theo ý muốn của bạn. Mới cưới, anh ấy cũng dễ thông cảm mà bỏ qua. Nhưng lâu ngày, anh ấy sẽ chán và không buồn tranh luận với vợ. Bởi vì, anh ấy sẽ thấy vợ kém hiểu biết, nông nổi và nhạt nhẽo. Khi vợ chồng không tìm được tiếng nói chung thì hạnh phúc cũng khó bền.

- Bạn không nên cố gắng tìm cách công kích chồng. Cho dù chồng về muộn hoặc gây ra lỗi, bạn cũng không nên mát mẻ với chồng: “Về giờ này thì lấy đâu ra cơm mà ăn”...

- Cũng nên kiểm soát cơn nóng giận của bạn. Để tránh tình cảnh “giận mất khôn”, ngay khi cảm thấy bị căng thẳng, bạn nên nói: “Mai chúng ta sẽ tranh luận tiếp”. Bạn nên tránh im lặng hoặc bỏ qua vấn đề. Chuyện gì bạn cũng nên tìm cách giải quyết. Có như vậy, vợ chồng mới không bị ức chế tâm lý.

Khi đã là bạn đời thì chồng bạn cũng mong muốn nhận được sự tôn trọng của vợ. Nếu bạn giữ thái độ và hành vi hơi suồng sã thì có thể khiến chồng bạn thấy mình bị coi thường. Chồng bạn là đàn ông nhưng anh ấy cũng sẽ không thể quên những xúc phạm mà vợ gây ra.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo