Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hà Nội: Nhiều trường mầm non thay thực đơn

09:58:50 08/11/2008

Nhiều diện tích trồng rau xanh bị ngập úng. Để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, nhiều trường đã thay đổi thực đơn bữa ăn vì sợ các loại rau nhiễm khuẩn do ngâm nước thải.

Thay rau bằng củ quả
 
Sáng 6/11, giáo viên Trường mầm non Thành Công (KTT Thành Công, quận Ba Đình) hối hả dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc để chuẩn bị đón học sinh. Đây là một trong những trường ngập sâu (lớp học ngập 40cm) nên kế hoạch học tập dự kiến sẽ bắt đầu vào hôm nay 7/11.

 

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tuyệt đối không nhận bé mâm non đi học trong điều kiện trường còn ngập nước, tường, mái nhà, sân, cổng, cống, đường dây điện bị ảnh hưởng do nước ngập, có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho các bé.

Trong điều kiện trường, nhóm, lớp đảm bảo an toàn, song đường đến trường còn úng ngập, nếu phụ huynh vẫn có nhu cầu gửi con, hiệu trưởng phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND xã, phường và phòng GD-ĐT và chỉ được nhận các bé đến trường khi đã được sự đồng ý của các đơn vị quản lý này.

Các trường phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tập trung quét dọn phòng lớp, tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi; vệ sinh toàn bộ thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng bé; vệ sinh môi trường xung quanh trường, khơi thông cống rãnh, vệ sinh sân trường; phòng chống ẩm ướt trong phòng nhóm, lớp. Đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, các bệnh về da, bệnh tay-chân-miệng... có thể xảy ra.

Những đơn vị có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, tạm thời không tổ chức ăn tại trường, chỉ tổ chức học 2 buổi/ngày (buổi trưa, phụ huynh đón các bé và cho các bé ăn tại nhà) và phải có đủ nước uống đảm bảo vệ sinh cho các bé.

* Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Hà Nội, tới chiều 7-11 trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn 125 (trong tổng số 2.302 trường) học sinh phải nghỉ học do điều kiện cơ sở vật chất trường lớp không đảm bảo, ảnh hưởng úng ngập từ đợt mưa lớn vừa qua.

Trong sân, hơn 50 thùng nước tinh khiết được nhập về để nấu nướng thay nước giếng đã bị nhiễm bẩn. Một thành viên Ban Giám hiệu cho biết, trong vài ngày tới, trường vẫn phải dọn dẹp bàn ghế, thau rửa đồ chơi học sinh và phun thuốc khử trùng. Vì vậy, khoảng cuối tuần, bếp ăn của trường mới khôi phục.

Để đảm bảo sức khoẻ, trong vài ngày tới, tất cả mọi sinh hoạt đều phải dùng nước tinh khiết vì hiện tại, nguồn nước của trường đang được nhân viên y tế xử lý sạch bằng thuốc khử trùng. Riêng rau củ quả, trường sẽ liên hệ với đối tác cung cấp để bàn bạc cụ thể và chọn loại nào an toàn nhất cho các cháu.
 
Để an toàn hơn, Trường mầm non Hoa Trà My (khu đô thị Trung Hoà, Nhân Chính) chỉ sử dụng rau trồng trong vườn trường. Theo bà Lê Thanh Hà - Giám đốc điều hành của trường, do trường không ngập nên vườn rau này tuyệt đối an toàn và đủ tự túc cho bữa ăn của các cháu hàng ngày, không phải đặt mua thêm.
 
Tuy vậy, không phải trường nào cũng có thể tự túc rau như Trường Hoa Trà My. Trao đổi qua điện thoại, một nhân viên bếp ăn của Trường mầm non Liễu Giai (quận Ba Đình) cho biết: Những ngày tới, nhà trường sẽ không cho các bé ăn rau vội mà thay bằng các loại củ, quả như bí, su su, khoai tây... Trong ngày 6/11, các cháu được ăn canh chua với giá đỗ. Ngày 7/11, món rau xanh trong bữa ăn được thay bằng khoai tây, cà rốt. Trường tiểu học Quang Trung cũng có chủ trương thay rau bằng các loại củ, quả.
 
Tại một số trường khác, do mức đóng học phí hàng tháng khá cao nên sau đợt lũ này, trường chủ trương thay rau xanh bằng các loại rau củ đóng hộp. Trường Just Kids (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy) cho biết, trong những ngày tới sẽ thay rau bằng rau đóng hộp trong nước hoặc nhập ngoại như đậu nành, đậu Hà Lan, cà chua...

Không nên thay thế quá 1 tuần
 
Theo một số nhà khoa học, rau xanh là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để bữa ăn đầy đủ chất. Nó cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, chất khoáng, vi khoáng. Ngoài ra là các chất axit hữu cơ, xenluloza. Trong các loại rau, rau ngót, rau đay, rau dền có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về lượng vitamin A và hàm lượng sắt, giàu muối khoáng, vi khoáng. Một số rau khác như rau muống cũng có nhiều dinh dưỡng và được sử dụng khá nhiều.
 
Theo kĩ sư nông nghiệp Lê Thanh Hùng (Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc), hiện nhiều người vẫn sử dụng nước thải để tưới rau. Tuy nhiên, nếu rau ngâm trong nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, nhiều chất dinh dưỡng trong rau xanh sẽ bị biến đổi, gây tổn hại tới sức khoẻ người sử dụng.
 
Theo bà Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Chúng ta có thể dùng củ, quả thay thế rau xanh. Tuy nhiên, trong rau xanh có một số chất dinh dưỡng, một số axít quan trọng mà củ, quả không thể có. Vì vậy, việc củ, quả thay thế rau xanh chỉ nên dùng trong vòng một tuần, không nên kéo dài. Trong một tuần đó, tốt nhất vẫn có vài bữa rau xanh để cơ thể học sinh được bổ sung chất cần thiết. Tốt hơn hết, bữa ăn của học sinh nên kết hợp giữa rau xanh và củ quả.
 
Trong trường hợp bất khả kháng khi ngập lụt trên diện rộng, người tiêu dùng có thể ăn các loại mầm rau mới vươn ra sau khi bị ngập nước thải, tránh ăn đoạn thân rau bị ngâm nước trước đó vì có khả năng ô nhiễm cao, tổn hại đến sức khoẻ.
 
Bí quyết giữ lại vitamin trong rau củ
 
- Mua rau tươi và ăn trong vòng 2 ngày. Cất ở nơi mát, khô ráo - tốt nhất là trong tủ lạnh.

- Không nên thái rau, củ quá cầu kỳ vì cắt bề mặt phơi ra ngoài không khí sẽ làm mất vitamin C.

- Không nên thái rau, củ xong rồi ngâm nước lâu trước khi nấu.

- Nấu rau, củ (ngoại trừ cà rốt) nhanh cho tới khi rau, củ mềm, nhưng không nên mềm quá vì sẽ mất vitamin C.

 Theo Gia Đình & Xã Hội

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo