- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
"Cai nghiện" mút tay cho bé
Nhiều bé 3-4 tuổi vấn duy trì thói quen mút tay từ bé. Thói quen này làm răng, miệng bé dễ bị nhiễm khuẩn và khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bực bội.
Các chuyên gia cho rằng 15% các bé trong độ tuổi 2-6 thường xuyên mút ngón tay cái hoặc ngón trỏ. Hành vi này sẽ được duy trì cho đến khi bé đã trường thành và có ý thức vệ sinh hơn (khoảng 6 tuổi).
Nguyên nhân
- Do bé có thói quen ngậm ti giả, mút ngón tay từ lúc còn nhỏ.
- Do bé căng thẳng, lo lắng (cãi nhau với bạn, bị bố mẹ mắng, cảm giác mình bị bỏ rơi…). Một số nghiên cứu chứng minh rằng, những bé nhút nhát, tự ti thường có thói quen mút tay nhiều hơn.
Ảnh: GettyImages
Hậu quả
Xét về mặt sức khỏe, thói quen mút tay có thể để lại những hậu lâu dài cho bé như:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm răng (miệng, đường tiêu hóa): Dù tay bé có được vệ sinh sạch sẽ thì việc cho tay vào miệng vẫn có thể khiến bé bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn, trứng giun sán… dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Mút tay còn gây cản trở hoặc khiến răng bé bị mọc lệch.
- Với bé 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm răng, chẳng hạn như hô (vẩu) hoặc móm.
Xử trí với thói quen mút tay ở bé
Cha mẹ nên tìm cách “cai” sớm nếu phát hiện bé có thói quen này. Bạn nên kiên trì, mềm mỏng vì bé sẽ không dễ dàng từ bỏ thói quen này ngay được.
- Nhắc nhở để bé hiểu rằng, việc cho tay vào miệng như thế rất mất vệ sinh (bé sẽ bị đau bụng hoặc đau răng).
- Đánh lạc hướng bé bằng một món đồ chơi khác: Tốt nhất, bạn nên tìm những trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay để tham gia, chẳng hạn như trò ném bóng, mặc áo cho búp bê…
Lúc ngủ:
- Ở bên cạnh, giữ tay, chờ cho bé ngủ thật say, bạn mới nên rời khỏi phòng.
- Quấn một miếng băng y tế vào ngón tay bé hay mút nhất (ngón cái hoặc ngón trỏ).
- Bôi một chút thuốc đắng lên đầu ngón tay bé (nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ an toàn của thuốc).
Lưu ý: Với bé lớn (trên 4 tuổi), bạn không nên dùng những biện pháp “thô bạo” như quấn băng hoặc bôi thuốc vì điều này có ảnh hưởng lớn đến tâm lý bé (bé nghĩ rằng đang bị cha mẹ trừng phạt). Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng giải thích tác hại của việc mút tay, đồng thời, yêu cầu bé chấm dứt hành vi này.
- Nếu bé tiến bộ, bạn có thể thưởng cho bé một món quà để khuyến khích.
- Nếu bé vẫn tiếp tục tái phạm việc mút tay, bạn không nên quát nạt hoặc đánh đòn bé. Bé sẽ bị căng thẳng tâm lý và càng mút tay nhiều hơn.
Bạn cũng có thể nhờ anh (chị) bé (nếu có) trông chừng và nhắc nhở mỗi lần thấy bé mút tay. Việc bị cấm mút tay trong lúc vui chơi cùng anh (chị) sẽ khiến bé nhớ lâu và ít mắc lỗi hơn.
Bạn cũng nên quan tâm, gần gũi, xem bé có những điều buồn phiền gì không. Một số bé tìm đến thói quen mút tay khi trong lòng không vui hoặc vừa bị cha mẹ mắng.
Nếu bé khó khăn trong việc từ bỏ hành vi này, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của một bác sĩ tâm lý.
Phương Thảo (Theo Ivillage)
- 10 quy tắc xã giao cho bé (11:11:00 13/11/2008)
- Mẹo giao việc nhà cho bé (11:16:00 12/11/2008)
- Trắc nghiệm làm mẹ tốt (11:41:00 11/11/2008)
- Khi bé đập phá đồ chơi (00:27:00 11/11/2008)
- Khác biệt khi dạy bé trai và bé gái (11:27:00 08/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |