- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé đập phá đồ chơi
Hành vi này có thể là dấu hiệu ăn vạ khi bé muốn đòi một điều gì đó mà không được cha mẹ đáp ứng.
Đôi khi, bé thích đập phá đồ chơi cũng là vì tò mò, muốn khám phá đồ chơi theo cách riêng của bé. Chẳng hạn, bé muốn xem bên trong chiếc tàu hỏa, con vịt hay con gấu này có những gì.
Nhiều bé thích quậy phá và muốn trở thành trung tâm rắc rối của cả gia đình. Biểu hiện của bé thường là chống đối và cố tình tỏ vẻ khó chịu khi bị cha mẹ nhắc nhở.
Bé thường xuyên gây ồn ào, chạy nhảy quanh nhà và ném đồ chơi khi tức giận. Nếu có ai đó can thiệp, bé sẽ có hiểu biện chống đối như cắn, cấu, đá, đánh... người đó.
Nhiều bé thích đập đồ chơi không vì lý do cụ thể nào (hoặc có nguyên nhân mà cha mẹ không biết). Hành vi này có xu hướng diễn ra thường xuyên, khó kiểm soát, bạn nên thận trọng xem xét, rất có thể bé đang mắc phải chứng rỗi nhiễu, khủng hoảng tâm lý.
Xử trí
Bé ăn vạ: Bé sẽ có phản ứng mạnh khi bạn yêu cầu bé dừng cuộc chơi lúc bé đang thích thú nhất.
Lúc nay, bạn nên nhanh chóng giải thích lý do bé phải ngừng vui chơi như đến giờ bé ăn cơm hay phải đi ngủ. Nếu bé tiếp tục bực bội, cha mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đưa bé ra ngoài để bé bình tĩnh và thư giãn trong ít phút.
Không nên thay thế hoạt động này bằng một hoạt động khác như dỗ bé bằng một cuốn sách hay đồ ăn. Hành động này chỉ khiến bé tiện tay đập phá thêm những đồ vật khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xử trí bằng cách nhanh tay thu dọn đồ chơi, cất vào nơi an toàn và để mặc bé mè nheo trong ít phút. Sau khi bé đã bình tĩnh hơn, bạn có thể lại gần trò chuyện và nhắc nhở bé về hành vi xấu này.
Bé tò mò: Nếu bé thích đập, ném hoặc dùng tay vặn, bẻ những món đồ chơi bạn mới mua về, có thể do bé hiếu động, thích khám phá.
Trường hợp này, bạn có thể giải thích cho bé cách thức chơi. Ví dụ, chỉ cho bé thấy cái xe tăng này có thể chạy được là nhờ hoạt động của hai cục pin khi bé bật nút điều khiển…
Hành vị đập phá đồ chơi do tò mò có xu hướng xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ dẫn cụ thể cho bé quy tắc hoạt động, bạn nên chơi thử với bé một thời gian. Sau khi bé đã quen thuộc với loại đồ chơi này, bé sẽ không đập phá nữa.
Bé rỗi nhiễu tâm lý: Hội chứng này ở bé có rất nhiều biểu hiện. Một số bé hay lo sợ, ám ảnh, khó vui chơi, hòa nhập; trong khi một số bé khác lại trở nên hiếu động quá mức, thích đập phá đồ chơi thường xuyên. Nhiều bé có nỗi ấm ức trong lòng nên muốn trút giận vào đồ chơi. Lâu dần, thói quen này sẽ khiến tâm lý bé bị khủng hoảng, rối nhiễu.
Trường hợp bé trai 4 tuổi sau là một ví dụ điển hình. Bé thường đập phá bất kỳ món đồ chơi nào bên cạnh dù bé đang ở lớp mẫu giáo hay ở nhà. Một thời gian sau, cha mẹ liền tìm cách gửi bé cho một chuyên gia. Chuyên gia này đã đưa rất nhiều đồ chơi và kiên nhẫn quan sát bé xả “stress”. Cuối cùng, chuyên gia đã tìm cách trò chuyện và phát hiện được rằng, lý do gây rối này của bé xuất phát từ chuyện bé bị một bạn trong lớp bắt nạt mà không thể chia sẻ cho ai.
Người lớn thường ít khi nghe bé nói hoặc hiểu được suy nghĩ của bé. Phần lớn cha mẹ đều cho rằng bé hư đốn, cứng đầu, ngỗ ngược khi có hành vi đập phá đồ chơi mà ít chịu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa từ hành vi ấy. Bé bị rối lọan tâm lý có thể được chữa trị khỏi nếu cha mẹ tìm ra biện pháp sớm và phù hợp.
Cha mẹ cũng nên hình thành cho bé thói quen giao tiếp và trò chuyện hàng ngày.
Phương Thảo (Theo Ivillage/FamilyEducation)
- Khác biệt khi dạy bé trai và bé gái (11:27:00 08/11/2008)
- 4 cách nói khi bé không nghe lời (11:36:00 07/11/2008)
- 20 kỹ năng bé cần trước khi đi học (00:09:00 07/11/2008)
- Khi bé không 'ưa' bố (11:35:00 05/11/2008)
- Dạy bé học đếm (13:43:00 04/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |