Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đối phó với bé thích phớt lờ (3-5 tuổi)

12:41:50 14/01/2009

Cha mẹ thường tức giận và đổ lỗi bé hư mỗi lần bé không nghe lời nhưng nếu chú ý chỉnh sửa trong cách dạy bé, bạn có thể cùng bé khắc phục tật xấu này.

Thông tin tham khảo từ Parentcenter.

- Yêu cầu rõ ràng và thực tế: Thay vì nói “Con dọn phòng đi”, bạn có thể đề nghị: “Con cất giầy lên kệ nhé. Còn mấy quyển sách này, con cho gọn vào ngăn bàn nào”.

Tương tự, thay vì lớn tiếng: “Con đứng lên, chuẩn bị ăn tối nhanh” bạn nên kê khai chi tiết như: “Con rửa tay và ngồi vào bàn ăn nhanh nhé”.

Cả bé và bạn sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn khi bạn đề nghị với bé thật rõ ràng. Với những yêu cầu mang tính chất chung chung, bé thường không hiểu hết ẩn ý của bạn nên “không thèm” nghe theo.

- Đơn giản những yêu cầu: Bạn có thể cầm một chiếc khăn đứng trước cửa phòng tắm và đợi lau tay cho bé. Bé sẽ thấy “mệnh lệnh” phải rửa tay trước khi ăn của bạn dễ thực hiện hơn nhiều.

 

- Để bé bước theo: Trước khi bạn muốn bé rời công viên, trở về nhà, nên gia hạn cho bé thêm vài phút để bé chơi xong. Nếu bé còn phớt lờ bạn, bạn có thể nhanh chân đi đến chỗ gửi xe và cứ mặc kệ bé. Bé sẽ hoảng hốt và theo chân bạn ngay sau đó.

- Khuyến khích bé: Khi bạn nói “Con không nghe lời, mẹ sẽ giận đấy. Mẹ không chơi, không mua quần áo… cho con nữa đâu” sẽ có tác dụng gợi mở ý thức tự hành động của bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên động viên sự hợp tác của bé để hoàn thành nhiệm vụ. Thử nhớ lại xem, lần gần đây bé không thích ăn thịt, không thích đi giày là vì nguyên nhân nào. Bạn có thể khuyến khích bé vui thích trong những hoạt động này bằng cách hai mẹ con cùng thi ăn thịt, thi đi giày nhanh…

- Nói “không” có chừng mực: Phần lớn các bé ở tuổi mẫu giáo thích có hành vi chống đối vì phải nghe cha mẹ nói những câu như “Con không được làm thế” quá thường xuyên.

Chuyển đổi từ “không” thành “có” khi áp dụng các yêu cầu với bé; ví dụ, bạn có thể thay “Con không được đá bóng trong bếp” bằng “Con ra ngoài sân đá bóng nhé” hoặc “Con không được ăn kẹo bây giờ” là “Con nên ăn táo, thế sẽ không bị sâu răng vì sắp đến giờ ngủ rồi con ạ”. Khi bạn cho bé quyền lựa chọn, bé sẽ tự biết cách thực hiện những hành vi được phép với tâm trạng vui thích.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên nói “Mẹ có thể giúp con” khi bé cần hỗ trợ. Nếu bé bối rối với trò chơi xếp hình, thay vì “Con cố lên, con làm được mà”, bạn có thể nói: “Chờ chút, mẹ sẽ hướng dẫn cho con ngay”.

- Cố gắng hiểu bé: Những lúc bé buồn chán, mệt mỏi, không vui… bé thường ghét phải nghe những lời yêu cầu từ phía cha mẹ. Tình huống này, bạn nên mềm mỏng và tâm lý hơn với bé. Bạn thử mặc quần áo, xúc cơm cho bé và động viên: “Nhanh lên con, sắp đến giờ vào lớp mẫu giáo rồi. Các bạn con đang chờ kìa”.

- Cuối cùng, nếu bé thường xuyên không hiểu hoặc bỏ qua những yêu cầu của bạn mà không có lý do rõ ràng, bạn nên sơm cho bé đi khám bác sĩ.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo