- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Xử trí với bé thích nói "không"
Khi bé biết sử dụng từ 'không' để bày tỏ thái độ phản đối cũng là lúc bé phát triển tính cách độc lập. Cha mẹ nên khuyến khích sự phát triển độc lập này thay vì từ chối hoặc cho rằng bé đang chống đối.
Đánh lạc hướng
Bé luôn miệng la hét “không, không” khi bạn yêu cầu bé phải lên xe về nhà sau buổi chơi công viên thú vị. Lúc này, bạn có thể dụ bé bằng một món đồ chơi hoặc chỉ cho bé xem những cửa hàng ven đường. Đơn giản hơn, bạn có thể mở điện thoại di động, cho bé nghe một ca khúc yêu thích để bé theo chân bạn ra về.
Giúp bé giải trí
Nếu bé thích nhảy từ trên ghế xuống sàn nhà và luôn miệng khóc lóc khi bạn ngăn cấm, bạn nên đưa bé ra ngoài sân chơi (nơi có bãi cát) để bé thỏa mãn ham thích vận động. Nếu sở thích của bé được đáp ứng, bé sẽ thấy vừa lòng và bạn cũng tránh phải nghe những tiếng “không, không” phản đối từ miệng bé.
Luyện bé trong những giới hạn
Ngay từ đầu, bạn nên hướng bé đến với những quy tắc nhất định: Bạn không nên trao mọi thứ khi bé yêu cầu. Khi cần thiết, bạn nên nghiêm mặt và dứt khoát nói “không” với bé.
Hãy để bé được tự do
Bé sẽ tiếp tục la hét không ngừng nếu bạn buộc bé phải ngay lập tức rời khỏi sân chơi cùng các bạn bé. Thay vào cách ứng xử có phần cứng nhắc này, bạn nên thử cho bé thêm 5 phút để bé tự kết thúc buổi chơi và tình nguyện về nhà.
Kiểm tra bé
Nhiều bé có xu hướng bộc lộ thái độ khó chịu này để gây sự chú ý từ phía người thân, nhất là khi bé đang đói bụng hoặc mệt mỏi. Bé không chịu nói rõ vấn đề mà thích mè nheo để bạn phải hỏi lại. Nếu bạn đưa ra đến 3 lời gợi ý mà vẫn bị bé phủ nhận, phần lớn là do bé đói hoặc bé buồn ngủ, chán nản…. Bạn có thể hỏi nhỏ xem bé muốn gì và chờ câu trả lời của bé trong ít phút.
Thông cảm cho bé
Các chuyên gia cho rằng, nhiều tình huống bé sử dụng từ “không” như một phản xạ tự nhiên như khi bé giận dữ hoặc bị ép buộc. Nếu bạn ra lệnh: “Con xếp đồ chơi đi”, bé sẽ nói “không” ngay sau đó.
Để trị lại bé, bạn có thể lịch sự yêu cầu: “Con giúp mẹ dọn đồ chơi chứ? Mẹ biết là con có thể mà” rồi liên tục nhắc lại từ “con giúp” để bé ý thức và làm theo bạn.
Giải thích cho bé
Nếu bé rửa tay chưa sạch nhưng cương quyết nói “không” khi bạn đề nghị bé rửa tay lại, bạn có thể chỉ cho bé thấy: tay bẩn sẽ khiến bé bị đau bụng hoặc đau răng. Nếu bé đã từng bị đau răng, hoặc đau bụng, bạn cố ý nhấn mạnh lại cảm giác đau của bé trong quá khứ, bé sẽ sợ và đi rửa tay ngay.
Phương Thảo (Theo Todayparent)
- Giải mã hành vi của bé (P.2) (11:43:00 02/01/2009)
- Giải mã hành vi của bé (P.1) (13:53:00 31/12/2008)
- Giúp bé có thói quen tốt (10:25:00 31/12/2008)
- 9 cách giúp bé mạnh dạn và tự tin (11:36:00 30/12/2008)
- Mẹo để 2 bé ngủ chung (11:43:00 29/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |