- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Rau ngót, mướp đắng cũng nhiễm thuốc trừ sâu
7/25 mẫu rau ngót, 2/25 mẫu mướp đắng vừa bị phát hiện nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép.
Ngày 8/7, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNT công bố, trong cuộc họp giao ban về chất lượng vật tư nông nghiệp, những thông tin gây lo lắng rất nhiều cho người dân.
Trong 25 mẫu rau ngót được lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn ở Hà Nội và TP HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Còn lại 8/25 mẫu bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng dưới ngưỡng cho phép.Nhận định về kết quả kiểm tra này, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN-PTNT cho hay, đây là loại rau được người dân trong nước sử dụng hàng ngày nhưng lại có nguy cơ rất cao về mất an toàn thực phẩm. Ngoài rau ngót, lần kiểm tra này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại Hà Nội và TP HCM nhiễm thuốc trừ sâu.
Tỷ lệ rau ngót bị nhiễm thuốc trừ sâu khá cao (Ảnh: VNN). |
Cụ thể, 2/25 mẫu mướp đắng được kiểm tra có phát hiện thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép, 8/25 mẫu có phát hiện nhưng nằm trong ngưỡng cho phép.
Nhìn nhận vấn đề, ông Nguyễn Đồng Quảng - Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT cho hay, nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm thuốc trừ sâu trên rau ngót, mướp đắng nói riêng và nhiều loại rau quả trong thời gian qua là do việc áp dụng quy trình, sự kiểm tra, giám sát của khuyến nông chưa sâu sát đến hoạt động sản xuất của nông dân. Người nông dân có thói quen dù không có sâu bệnh cũng phun thuốc. “Rất nhiều nơi, chưa đến ngưỡng phải phun nhưng dân vẫn cứ phun, vừa làm tăng chi phí, vừa nguy cơ với chất lượng nông sản” - ông Quảng nói.
Rau ăn lá là nhóm nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu cao
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, kết quả giám sát về tình hình tồn dư hóa chất trên rau, quả từ năm 2008 đến nay thì nhóm rau ăn lá có nguy cơ mất an toàn thực phẩm hơn rau ăn quả.
Trong đó, các loại rau có nguy cơ cao là rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ. Loại rau, củ có ít nguy cơ nhất là bí xanh, bí đỏ.
Đối với nhóm hoa quả tươi thì nho tươi là loại quả có nguy cơ cao nhất. Kế tiếp nho là dưa lê, chuối. Nhóm có nguy cơ thấp nhất lại là cam và xoài.
Ngoài ra, điều đáng lưu ý là nếu tính theo vùng địa lý thì các vùng sản xuất, kinh doanh rau quả của các tỉnh phía Bắc có nguy cơ cao hơn khu vực miền Trung, các tỉnh phía Nam là khu vực có nguy cơ thấp nhất.
Theo Khám Phá
- Dùng quạt đúng cách đỡ tốn điện (10:19:00 04/07/2013)
- Giá gas tăng 13.000 đồng/bình 12kg (10:52:00 01/07/2013)
- Kids Plaza giảm giá cho mùa hè (10:00:00 21/06/2013)
- Gelatin không nguồn gốc bày bán tràn lan (14:31:00 18/06/2013)
- Hà Nội: Giá một số sản phẩm sữa ngoại tăng mạnh (16:05:00 17/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |