- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Sợ con bị hăm khi đóng bỉm cả ngày
Nếu mùa hè, Nga chỉ phải đóng bỉm cho bé Củ Cải (1 tuổi) khi đi ngủ thì mùa đông, cô phải đeo bỉm cho con cả ngày lẫn đêm.
Dù sợ con bị hăm nhưng Nga không còn lựa chọn nào khác. Bởi vì, chỉ cần tháo bỉm vài phút là Củ Cải tè ướt quần, ướt cả tất. Thay quần liên tục, Nga sợ con nhiễm lạnh, bị ốm. Vả lại, số lượng quần bông của bé trong mùa đông cũng không thể “dư dả” như quần đùi cotton mùa hè được.
“Hôm nào con ‘ị’ 2 lần thì mỗi ngày ‘đi’ 5-6 cái bỉm là chuyện bình thường. Nuôi con mới biết tốn kém thế nào. Nhưng ai chẳng thế, mình chỉ sợ bé đỏng bỉm từ sáng đến đêm rồi lại hăm thì khổ” – Nga chia sẻ.
Ảnh minh họa. |
Kinh nghiệm phòng tránh hăm cho con
Cũng có con đang tuổi đóng bỉm và không thể thỉnh thoảng cho con “cởi truồng” vì trời lạnh, Hồng (Mỹ Đình, Hà Nội) có một mẹo. Hồng dùng kéo, rạch đũng quần bông của con cho thoáng. Thành thử, mỗi lần bé nhà cô ngồi xuống là thấy “lòi” ra một cục bỉm ở đúng. Theo Hồng, phải rạch đũng quần cho con thật khéo để vết rạch không xoạc quá xa so với đáy bỉm, có thể làm bé bị lạnh. Nên rạch theo đường chỉ để sau này dễ dàng khâu lại, đỡ làm hỏng quần của con. Hôm nào lạnh quá hoặc phải ra ngoài thì không nên mặc quần rách đũng. Quần này chỉ hợp khi nào bé ở trong phòng ấm áp thôi.
Theo Liên (Hải Phòng) kinh nghiệm chống hăm là cần vệ sinh vùng quấn tã cho con và thay bỉm thường xuyên, nhất là sau khi bé “ị”. Vì nếu chất thải bị bọc trong bỉm lâu, cọ xát với làn da của bé thì rất dễ gây hăm. Dù rất “xót” tiền tã nhưng khoảng 3 tiếng đồng hồ, Liên thay bỉm cho con một lần. Ngày nào ít rét thì mỗi lần thay bỉm, cô vệ sinh vùng kín cho con bằng nước ấm và bông y tế. Hôm nào rét quá thì 2 lần thay bỉm mới vệ sinh cho con một lần nhưng phải ở nơi ấm áp (có đèn sưởi, chẳng hạn) và kín gió. Tuyệt đối không lười lau rửa cho con vì mỗi lần tè ra, nước tiểu đọng lại ở vùng kín của bé.
Còn Nguyệt (Cầu Diễn, Hà Nội) cho biết, để con không bị hăm mùa lạnh, cô chọn loại bỉm “xịn” một chút, có độ thấm hút tốt và mềm mại. Có thể chọn mua 2 loại bỉm, loại thường thì dùng ban ngày (thay thường xuyên); loại tốt hơn dùng ban đêm (thay ít hơn).
Ngoài ra, cách 2-3 ngày, Nguyệt bôi kem chống hăm cho con một lần. Không muốn lạm dụng kem chống hăm vì sợ làn da con còn mỏng manh, nên Nguyệt không bôi kem thường xuyên mà để cách quãng.
Ngọc Bình
- Mẹ chồng chỉ thích quà Tết là tiền (13:00:00 05/02/2011)
- Nhạy cảm với phát ngôn của chồng (12:15:00 03/02/2011)
- Ngồi vào mâm là bị chồng chê (10:11:00 28/01/2011)
- Dụ con trang trí nhà đón Tết (08:00:00 28/01/2011)
- Dâu mới lo Tết cho cả nhà (13:32:00 27/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |