- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Dâu mới lo Tết cho cả nhà
Năm ngoái, khi mới về làm dâu, lại đúng quãng thời gian mẹ chồng phải nhập viện, Hiên cuống cuồng lo sắm Tết một mình.
Nhà chồng Hiên còn có vợ chồng một bà chị gái. Nhưng vì gia đình chị định cư ở nước ngoài nên Tết không về sum họp được. Nhà neo người, vừa lo chăm mẹ chồng trong viện, vừa ngược xuôi chuẩn bị Tết nên Hiên toát mồ hôi. Hiên liên tục phải điện thoại về mẹ đẻ để hỏi kinh nghiệm. Vì thế, cứ mẹ đẻ sắm thứ gì thì ở nhà chồng, Hiên cũng “ăn theo” thứ ấy, chứ mẹ chồng ốm quá, Hiên không thể hỏi ý kiến được. Hỏi chồng thì nhận được lời đáp: “Sao chẳng được”. Hỏi bố chồng thì cụ bảo: “Tùy con liệu”.
Ở chung với bố mẹ chồng, mỗi tháng vợ chồng Hiên chỉ việc đóng sinh hoạt phí, mẹ chồng lo hết chuyện bếp núc. Nhà còn dầu ăn hay thiếu muối, nêm nếm mặn nhạt thế nào... Hiên cũng chưa kịp nhớ. Vì mỗi cuối tuần, vợ chồng Hiên lại đèo nhau về ông bà ngoại. Bố mẹ chồng Hiên dễ tính, mẹ chồng tháo vát, tâm lý nên mang tiếng làm dâu, Hiên chỉ giúp mẹ “chạy vặt”, chứ chưa tự đứng ra lo một mâm cơm bao giờ.
Vì thế, đến khi mẹ chồng bình phục trở về, khăn áo chỉnh tề chuẩn bị thắp hương tổ tiên, mẹ chồng Hiên mới tá hỏa vì hương... sắp hết. Hiên đành “chữa cháy” bằng cách chạy sang nhà bà cô chồng gấn đấy “cầu cứu”. Hiên gọi điện “trách” mẹ đẻ còn bị bà “sạc” cho một trận vì cái tội “tồ”.
Đến cả món thịt nấu đông (món tủ bố mẹ chồng ưa thích mỗi khi Tết đến), Hiên cũng không biết để chuẩn bị vì nhà mẹ đẻ mình không có món ấy. Gà thì Hiên chỉ chuẩn bị được một con mà theo lời mẹ chồng Hiên: “Phải 2 con, năm nào cũng thế. Một con cúng 30, một con để thắp hương hôm tiễn các cụ”. Thấy mẹ chồng tỏ ý thất vọng khiến Hiên phát ngại, lại gọi điện trách mẹ đẻ: “Dặn con mua gà mà không nói rõ mấy con”.
Ảnh minh họa. |
Cũng “bất đắc dĩ” phải “thế” chỗ mẹ chồng lo Tết một mình là Diệu (Thanh Xuân, Hà Nội). Mẹ chồng Diệu dự định đi thăm họ hàng trong Sài Gòn, đến cận Tết mới ra và giao toàn quyền sắm sửa cho nàng dâu mới. Để “lấy le” và cũng để thử tài đảm đang, Diệu tự mình xoay hết mà không cần thông qua mẹ chồng.
Đến khi mẹ chồng về, Diệu mới bối rối vì “cái cần ít thì thừa, cái cần nhiều lại thiếu”. Vàng mã Diệu quên không sắm, chỉ nhớ mua hương mới để bàn thờ. Mâm ngũ quả khi mẹ chồng sắp xếp lại thấy đâu mất... quả bưởi. Miến thì mua rõ lắm nhưng mộc nhĩ, nấm hương thì không. Bánh chưng đặt “bừa phứa”, còn gạo nếp thổi xôi lại... bỏ qua. Ô mai thì vô số, bánh kẹo lại có vài gói lẻ tẻ.
Cũng may lúc đó mới là chiều 30 nên mẹ chồng – con dâu còn nhanh chân bổ sung kịp. Chưa phải tự lo Tết bao giờ nên lần đầu tiên “tự thân vận động” với vô vàn sai sót làm Diệu nhớ mãi. Thế Diệu mới biết việc lo Tết tưởng đơn giản mà không hề đơn giản chút nào.
Những nàng dâu mới hoặc “dâu cũ” nhưng quen được mẹ chồng lo Tết, khi phải tự sắm Tết một mình rất dễ rơi vào tình cảnh bỡ ngỡ. Dâu mới thì chưa kịp nhớ và hiểu về thói quen ăn uống, sinh hoạt ở nhà chồng, nhất là chuyện cỗ bàn ngày Tết. Dâu cũ thì có khi chủ quan quá cũng thành... hỏng.
Nếu phải sắm Tết một mình, lời khuyên cho nàng dâu là lên danh sách tỉ mỉ. Đừng nghĩ Tết nhất bây giờ đơn giản, thuận tiện. Bởi vì, so với ngày xưa, Tết bây giờ đúng là hiện đại hơn nhiều, thích món gì chỉ cần đặt là xong. Nhưng con dâu không thể sắm một cái Tết trọn vẹn cho nhà chồng nếu bỏ qua những cái nhỏ nhặt hay sắm Tết không đủ, hoặc ngược lại quá thừa. Vì thế, lo Tết vừa đủ, ngon lại bổ dưỡng, đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm là điều cần quan tâm hàng đầu. Yếu tố nữa là cần chuẩn bị Tết dựa vào phong tục, thói quen ăn uống nhà chồng, số lượng thực khách và mâm cỗ, nếu có... Nên trao đổi với mẹ chồng và các thành viên trong gia đình chồng để việc sắm Tết thuận lợi hơn.
Ngọc Bình
- Chồng 'nhõng nhẽo' (10:26:00 25/01/2011)
- Ấm ức vì chồng không cho về ngoại ăn Tết (00:27:00 25/01/2011)
- Bẽ mặt vì vợ 'ki' ngày Tết (09:17:00 21/01/2011)
- Nhân tiện thì... đẻ (09:07:00 20/01/2011)
- Các 'chiêu' tắm cho con ngày rét (09:00:00 20/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |