- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Ngồi vào mâm là bị chồng chê
‘Chẳng bữa cơm nào mình được yên ổn. Chồng mình nhúng đũa vào đĩa su hào xào là than: ‘Không cho cà chua à?’ dù cà chua và hành lá đã đầy cả đĩa. Thò đũa vào bát thịt gà rang cũng cằn nhằn: ‘Gà phải chặt bằng lòng bàn tay, chứ ai thái miếng nhỏ xíu như bao diêm’, dù hôm trước còn phàn nàn mình chặt thịt gà to, ăn ngáng cả miệng’ – Trâm than thở về anh chồng có ‘tật’ chê đồ vợ nấu.
Chồng Trâm cái gì cũng tuyệt. Làm chính, làm thêm được bao nhiêu cũng “cun cút” nộp cho “kho bạc vợ”. Không la cà, chỉ thỉnh thoảng nhậu xả stress với chiến hữu. Biết đối xử, lo toan nội – ngoại chu toàn. Ra đường, thậm chí còn ít nói. Thế mà không hiểu sao cứ về đến nhà, nhất là ngồi bên mâm cơm có vợ “túc trực” đầu nồi là anh nói không dứt nhưng toàn chê bai.
Những lúc thế, Trâm chỉ nhẹ nhàng: “Em biết rồi, anh nói nhiều quá làm em nhức hết cả đầu”. Còn hôm nào “nóng trong người”, Trâm nổi đóa: “Vợ anh chỉ nấu được thế thôi. Anh không nuốt nổi thì cứ ra hàng xem được mấy bữa”. Có khi, chồng Trâm biết ý, im im. Nhưng cũng có dịp anh “khùng” lên và vợ chồng lại hục hặc.
“Chán với ông chồng lắm điều này quá mà mình chưa có cách nào ‘trị’ cả” – Trâm lắc đầu nói.
Cũng cảnh vất vả nấu nướng rồi bị chồng chê là Nhàn (Hà Đông, Hà Nội). Chồng Nhàn vốn được mẹ chồng chăm chút nên hay “làm tới” trong chuyện ăn uống. Chẳng hạn, hôm nào Nhàn trót nấu món canh xương hơi nhạt hoặc để nồi cá kho hơi quá lửa là bị chồng chê đến nhức đầu. Sau đó, chồng Nhàn hay đòi thêm món này – món kia khiến Nhàn phải đứng dậy tráng thêm trứng, mua thêm thịt quay hay giò chả ngoài hàng.
Chưa hết, có bữa làm được món ngon thấy chồng gật gù, Nhàn tưởng sắp được khen, ai dè lại: “Sao nấu ít thế?” rồi “Sao không nấu món này, sao lại nấu món kia” khiến Nhàn ức chế. Nhiều lần Nhàn thủ thỉ: “Anh có gì góp ý một câu là em điều chỉnh ngay” hoặc “Anh thích món gì ngon để cuối tuần em làm”... nhưng tính chồng Nhàn như thế nên không thể sửa chữa được gì. Nhiều khi vợ chồng mâu thuẫn chỉ vì miếng ăn khiến bữa cơm mất ngon.
‘Sống chung với lũ’
Hạnh (Từ Liêm, Hà Nội) có kinh nghiệm 3 năm chung sống với anh chồng thích chê mâm cơm của vợ chia sẻ: “Người hay chê như chồng mình chẳng thể thay đổi được hoàn toàn đâu. Nhưng nếu được mọi người trong nhà hợp tác thì cũng đỡ stress vài phần”. May mà Hạnh được mẹ chồng và em chồng tâm lý. Mỗi lần cô bị chê là mẹ chồng cản: “Ăn đi, nó vất vả nấu nướng, không cảm ơn thì thôi lại còn chê”. Cô em chồng cũng “hùa theo”: “Chị Hạnh nấu là nhất. Tuy chưa đạt chuẩn đầu bếp 10 sao nhưng cũng được 9,9. Em đi ăn ngoài nhiều, có chỗ được, có chỗ dở chết”. Thấy không được xung quanh hưởng ứng, chồng Hạnh mới thôi. Nhưng đến những bữa sau thì “tật xấu lại phát”.
Còn Duyên (Thanh Xuân, Hà Nội) sau nhiều lần bị chồng chê tài nấu nướng, ức chế nên quyết định “đình công”. Về nhà thấy bếp núc nguội ngắt, chồng Duyên gắt gỏng: “Giờ này mà còn không cơm nước gì à?”, Duyên được thể “mát mẻ”: “Em nấu ăn dở ẹc thì còn cơm nước làm gì. Để em đăng ký khóa học nấu ăn, 3 tháng sau sẽ quay lại việc bếp núc”. Chồng Duyên như biết lỗi, đang cáu cũng phải thôi luôn. Bữa đó, Duyên làm vài món qua loa nhưng cũng không thấy chồng ý kiến gì.
Duyên kể, chuyện này chỉ được 5 bữa chứ đến bữa thứ 6 là lại bị chồng chê. Thế mà khi Duyên đề xuất lại: “Em đi học nấu ăn nhé. Anh chịu khó tự nấu nướng vài buổi” thì chồng cản ngay: “Khỏi, trên mạng thiếu gì”.
Kinh nghiệm “sống chung với lũ” của Kim (Đống Đa, Hà Nội) là thiên biến vạn hóa. Nếu bị chồng chê món gì, Kim hùa theo ngay: “Công nhận món này dở thật. Thôi để em ăn, anh ăn món khác đi”. Nói xong, Kim kéo đĩa thức ăn về phía mình. Một lúc sau thấy chồng thò đũa gắp, Kim tranh thủ “mát mẻ”: “Ôi, món này dở lắm, anh ăn làm gì” khiến chồng chẳng dám ý kiến nữa vì nếu không, chỉ còn nước ăn cơm trắng với nước mắm.
Lúc khác thì cô “nói xoáy”: “Càng bị anh chê, em càng nấu dở. Hôm nào anh không chê, y như rằng món ngon ngay. Chẳng hiểu ngon – dở do người nấu hay do người ăn nữa?”. Nhưng cũng có khi, Kim giận dữ “nhảy” lên dọa: “Anh thích ăn kiểu gì thì mai tự tay xuống bếp nhé”... Tuy nhiên, cũng có lúc Kim tặc lưỡi: “Thôi kê, cứ coi như chồng đang nói một chuyện thú vị đi. Đến bữa ăn mà chẳng ai nói với ai câu nào, kể cũng nhàm”...
Ngọc Bình
- Dụ con trang trí nhà đón Tết (08:00:00 28/01/2011)
- Dâu mới lo Tết cho cả nhà (13:32:00 27/01/2011)
- Chồng 'nhõng nhẽo' (10:26:00 25/01/2011)
- Ấm ức vì chồng không cho về ngoại ăn Tết (00:27:00 25/01/2011)
- Bẽ mặt vì vợ 'ki' ngày Tết (09:17:00 21/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |