Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Chồng "nhõng nhẽo"
10:07:20 25/01/2011
Lay mãi chồng không dậy, Nguyên bỏ đi ăn sáng trước. Một lát sau, điện thoại Nguyên đổ chuông. Chồng cô giận: ‘Vợ gì không biết chờ chồng, không biết mua đồ ăn sáng cho chồng...’.
Để chuộc lỗi, Nguyên bê bát phở nóng hổi về. Chồng cô liếc mắt, dỗi: “Không ăn, đầy hành biết người ta sợ mùi hành mà còn”. Rồi để mặc bát phở, anh thủng thẳng đi đánh răng, giọng vẫn chưa hết gay gắt: “Khăn mặt đâu, bàn chải đâu, kem đánh răng hết từ bao giờ thế này?”... Nguyên hộc tốc đi tìm bàn chải (để trong cái cốc trên bậu cửa sổ ngoài phòng tắm) và khăn mặt (trên dây phơi tầng 2) xuống “phục vụ” chồng. Chưa hết, Nguyên còn phải gắng sức bóp type kem đánh răng vì chồng kêu “đau tay”.
Đây chẳng phải lần đầu Nguyên bị chồng “làm mình làm mẩy”. Cứ liệt kê hàng đống chuyện mỗi ngày là biết Nguyên stress thế nào: đi ngủ trước chồng – bị dỗi; đi làm sớm hơn chồng – cũng bị dỗi; về nhà ôm điện thoại “buôn bán” suốt – chồng quay mặt vào tường, dỗi ngay; chồng nhắn tin nhưng bận họp chưa kịp nhắn lại – bị dỗi (gọi điện, chồng tắt máy); nhắn tin cộc lốc – càng bị "dỗi ác hơn"...
“Nói chung cứ hở ra là bị... Nẫu ruột lắm. Có bữa tức quá mình cao giọng: ‘Anh là đàn ông mặc váy à mà giận hờn vô lý thế? Hậu quả mình bị chồng giận đến... bỏ cơm, tuyệt thực” – Nguyên than thở.
Có lần chồng bị đứt tay, mà chỉ đứt sơ sơ, quấn cái băng cá nhân vào là ổn. Thế mà cả tuần lễ sau, Diệp Anh vẫn phải cáng đáng mọi việc trong nhà. Vì cứ gọi chồng đổ rác, chồng chìa tay ra hiệu “sợ rác bẩn, nhiễm trùng”; ăn xong kêu chồng bê mâm xuống bếp cho vợ rửa bát, chồng lắc đầu: “chạm vào chỗ đau lại bật máu ra thì sao”...
Chồng Diệp Anh còn có kiểu “õng ẽo” trái khoáy. Ví như có miếng cá ngon, Diệp Anh cẩn thận chấm mắm hạt tiêu mới gắp vào bát chồng nhưng bị chồng ẩy ra ngay: “Ai thích ăn miếng nào thì gắp miếng ấy, người nhà chứ có phải khách đâu. Ghét nhất cái kiểu gắp thức ăn cho nhau, mất vệ sinh”. Vậy mà đến khi không gắp cho chồng, lựa miếng ngon ngon cho vào bát mình, Diệp Anh đã bị trách: “Chỉ biết mỗi mình, không biết đến người xung quanh”.
Diệp Anh cũng hay bị chồng để bụng những lỗi vớ vẩn, có thể là một câu nói bâng quơ, một việc làm vô ý... Những lúc đó, cô lại bị chồng quy kết thiếu tình cảm, thiếu quan tâm, chăm sóc chồng. Đã thế, anh xã nhà Diệp Anh còn có chiêu “nựng con, hờn vợ”: “Mẹ chẳng yêu thương bố con mình nữa rồi Tôm ơi” khiến cô vừa tức, vừa buồn cười.
Nhõng nhẽo – đâu chỉ có đàn bà
Một số anh chồng hay hờn giận, thích làm mình làm mẩy với vợ. Đấy là khi các anh muốn được vợ quan tâm, chăm chút hơn. Hờn giận ở mức độ vừa phải giống như gia vị làm món ăn tình yêu thêm đậm đà. Còn nếu “quá tay” chỉ khiến người bạn đời mệt mỏi.
Mỗi người mỗi tính; vì thế, đã là vợ chồng quan trọng nhất là hiểu, thông cảm được cho nhau. Cả hai cần biết góp ý để tìm kiếm cân bằng và dung hòa cho cuộc sống. Không nên yêu chiều vợ (chồng) quá mức nhưng cũng không nên ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Để chuộc lỗi, Nguyên bê bát phở nóng hổi về. Chồng cô liếc mắt, dỗi: “Không ăn, đầy hành biết người ta sợ mùi hành mà còn”. Rồi để mặc bát phở, anh thủng thẳng đi đánh răng, giọng vẫn chưa hết gay gắt: “Khăn mặt đâu, bàn chải đâu, kem đánh răng hết từ bao giờ thế này?”... Nguyên hộc tốc đi tìm bàn chải (để trong cái cốc trên bậu cửa sổ ngoài phòng tắm) và khăn mặt (trên dây phơi tầng 2) xuống “phục vụ” chồng. Chưa hết, Nguyên còn phải gắng sức bóp type kem đánh răng vì chồng kêu “đau tay”.
Đây chẳng phải lần đầu Nguyên bị chồng “làm mình làm mẩy”. Cứ liệt kê hàng đống chuyện mỗi ngày là biết Nguyên stress thế nào: đi ngủ trước chồng – bị dỗi; đi làm sớm hơn chồng – cũng bị dỗi; về nhà ôm điện thoại “buôn bán” suốt – chồng quay mặt vào tường, dỗi ngay; chồng nhắn tin nhưng bận họp chưa kịp nhắn lại – bị dỗi (gọi điện, chồng tắt máy); nhắn tin cộc lốc – càng bị "dỗi ác hơn"...
“Nói chung cứ hở ra là bị... Nẫu ruột lắm. Có bữa tức quá mình cao giọng: ‘Anh là đàn ông mặc váy à mà giận hờn vô lý thế? Hậu quả mình bị chồng giận đến... bỏ cơm, tuyệt thực” – Nguyên than thở.
Cũng có ông chồng “nhõng nha nhõng nhẽo” đến mệt là Diệp Anh (Thanh Xuân, Hà Nội). Hôm cùng bạn bè đồng nghiệp đổ xô đi mua quần áo hạ giá về muộn, Diệp Anh thấy chồng đắp chăn nằm trên sofa xem tivi. Chồng cô nói mát: “Cô đi chơi để chồng cô ốm liệt giường thế này à?”. Quả thực, chồng Diệp Anh không ốm, chỉ húng hắng ho và hắt hơi vài cái.
Có lần chồng bị đứt tay, mà chỉ đứt sơ sơ, quấn cái băng cá nhân vào là ổn. Thế mà cả tuần lễ sau, Diệp Anh vẫn phải cáng đáng mọi việc trong nhà. Vì cứ gọi chồng đổ rác, chồng chìa tay ra hiệu “sợ rác bẩn, nhiễm trùng”; ăn xong kêu chồng bê mâm xuống bếp cho vợ rửa bát, chồng lắc đầu: “chạm vào chỗ đau lại bật máu ra thì sao”...
Chồng Diệp Anh còn có kiểu “õng ẽo” trái khoáy. Ví như có miếng cá ngon, Diệp Anh cẩn thận chấm mắm hạt tiêu mới gắp vào bát chồng nhưng bị chồng ẩy ra ngay: “Ai thích ăn miếng nào thì gắp miếng ấy, người nhà chứ có phải khách đâu. Ghét nhất cái kiểu gắp thức ăn cho nhau, mất vệ sinh”. Vậy mà đến khi không gắp cho chồng, lựa miếng ngon ngon cho vào bát mình, Diệp Anh đã bị trách: “Chỉ biết mỗi mình, không biết đến người xung quanh”.
Diệp Anh cũng hay bị chồng để bụng những lỗi vớ vẩn, có thể là một câu nói bâng quơ, một việc làm vô ý... Những lúc đó, cô lại bị chồng quy kết thiếu tình cảm, thiếu quan tâm, chăm sóc chồng. Đã thế, anh xã nhà Diệp Anh còn có chiêu “nựng con, hờn vợ”: “Mẹ chẳng yêu thương bố con mình nữa rồi Tôm ơi” khiến cô vừa tức, vừa buồn cười.
Nhõng nhẽo – đâu chỉ có đàn bà
Một số anh chồng hay hờn giận, thích làm mình làm mẩy với vợ. Đấy là khi các anh muốn được vợ quan tâm, chăm chút hơn. Hờn giận ở mức độ vừa phải giống như gia vị làm món ăn tình yêu thêm đậm đà. Còn nếu “quá tay” chỉ khiến người bạn đời mệt mỏi.
Mỗi người mỗi tính; vì thế, đã là vợ chồng quan trọng nhất là hiểu, thông cảm được cho nhau. Cả hai cần biết góp ý để tìm kiếm cân bằng và dung hòa cho cuộc sống. Không nên yêu chiều vợ (chồng) quá mức nhưng cũng không nên ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Ấm ức vì chồng không cho về ngoại ăn Tết (00:27:00 25/01/2011)
- Bẽ mặt vì vợ 'ki' ngày Tết (09:17:00 21/01/2011)
- Nhân tiện thì... đẻ (09:07:00 20/01/2011)
- Các 'chiêu' tắm cho con ngày rét (09:00:00 20/01/2011)
- Đau đầu với quà Tết biếu bố mẹ chồng (10:00:00 18/01/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chồng 'nhõng nhẽo'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo