Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tôi muốn bỏ thói chỉ trích chồng

15:12:58 01/09/2013

Chồng tôi rất cẩu thả và bừa bãi trong sinh hoạt. Hễ thay đồ là anh ấy ném quần một nơi, áo một nẻo.

Bực mình nên nhiều lần tôi gắt gỏng: “Anh đúng là đồ bẩn thỉu”. Hoặc khi chồng nhậu say, tôi lại càm ràm anh là “Vô tích sự”. Chồng tôi cũng gào lớn bảo: “Cô đừng quen thói chỉ trích chồng”. Kết cục là chúng tôi cãi nhau to.

Tôi cũng biết có nhiều lúc mình hơi quá lời với chồng. Tôi phải làm sao để bớt chỉ trích chồng? Và làm cách nào để anh ấy từ bỏ được những thói quen xấu trong sinh hoạt?

Chuyên viên tư vấn Ngọc Anh (Tổng đài tư vấn tâm lý, tình cảm Ngọc Bình 1900 6211) giải đáp: Thực ra, thói quen chỉ trích rất hay gặp trong cuộc sống vợ chồng, nhất là khi nảy sinh những vấn đề không hài lòng về nhau. Chỉ trích dù chỉ xuất hiện với tần suất ít nhưng được coi như “một loại axit cực mạnh”, có thể "ăn mòn" bất kỳ cuộc hôn nhân hạnh phúc nào.

Thói chỉ trích nguy hiểm ở chỗ, nó xuất hiện cùng những cơn nóng giận. Ở trường hợp của bạn, rõ ràng là rất tức chồng nên bạn mới nặng lời. Nhưng nếu bạn không sớm nhận ra và tự điều chỉnh, bạn có nguy cơ lún sâu vào việc thóa mạ, coi thường đạo đức, nhân cách của chồng. Chỉ vì chồng mắc một số lỗi, bạn dễ dàng quy kết chồng là “đồ nọ, đồ kia”. Dần dần, bạn sẽ coi thường chồng; còn chồng bạn vì bị coi thường nên ngày một ức chế và trở nên bất cần: “Cô đã coi tôi không ra gì thì tôi cũng đâu cần tốt đẹp làm gì”.

Hậu quả, bạn không giúp chồng khắc phục được những thói quen xấu mà tệ hơn, còn “tiếp tay” để chồng bạn ngày một xấu hơn.

Chỉ trích thường đi kèm với kêu ca, phàn nàn, càm ràm… nên người chỉ trích thường không nhận ra cái sai của mình. Tuy nhiên thật may là bạn đã nhận ra mình nhiều lúc quá lời với chồng. Để từ bỏ thói quen chỉ trích (không chỉ với chồng của bạn mà với những người khác nữa), tôi gợi ý cho bạn cách sau:

Chỉ nên phê phán hành động, không phê phán con người: Nếu chồng bạn hay quăng đồ bừa bãi, bạn hãy tỏ thái độ không hài lòng về chuyện này, thay vì chỉ trích anh ấy là “đồ bừa bãi”. Chỉ có hành động cụ thể là không tốt, chứ không chê bai cả con người anh ấy không tốt (vì con người ai cũng có điểm tốt, điểm chưa tốt).

Chỉ đích danh hành động sẽ giúp chồng bạn nhận thức được việc nào làm vợ không hài lòng và có ý thức khắc phục.

Đưa cá nhân của bạn lên làm chủ ngữ: Thay vì nói “Anh là…” (chồng bạn làm chủ ngữ), bạn có thể đổi thành “Em thấy không hài lòng vì…”. Cách này khiến người bị phê bình thấy dễ chịu hơn. Từ đó, anh ấy chịu khó tiếp thu và sửa đổi hơn.

Với lỗi thường xuyên: Nếu bạn đã nhắc mà chồng vẫn mắc lỗi, thậm chí rất thường xuyên, bạn nên đề ra nguyên tắc nào đó, sau khi đã thỏa thuận với chồng. Ví dụ: “Nếu anh không tự giác để gọn quần áo thì em không nhắc nhiều đâu. Em để anh tự giác, hoặc anh sẽ không có quần áo sạch mà mặc”.

Chồng bạn đã là người trưởng thành; vì vậy, bạn nên để anh ấy tự làm những việc mà anh ấy làm được. Có thể việc anh ấy làm không được hoàn hảo như bạn mong muốn nhưng ít nhất, anh ấy sẽ sống có trách nhiệm và gọn gàng hơn.

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo