Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chuẩn bị tài chính sinh con

15:42:25 23/10/2013

Chuẩn bị kinh tế để sinh con là điều đặc biệt quan trọng mà vợ chồng cần lên kế hoạch từ rất sớm.

Có thể tạo tài khoản riêng cho bé

Ngay từ khi kết hôn và có dự định sinh con, vợ chồng nên tính toán để mỗi tháng có một khoản nhỏ gửi ngân hàng, dành cho việc sinh con sau này. Mỗi tháng tiết kiệm một ít nhưng dần dần, vợ chồng sẽ có một khoản kha khá dành cho con.

Nên đóng bảo hiểm

Đóng bảo hiểm sẽ giúp mẹ tiết kiệm được chi phí khi sinh nở. Ngoài bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ngày nay có rất nhiều các gói bảo hiểm hỗ trợ sinh mà người mẹ có thể tham khảo. Tùy điều kiện kinh tế, mẹ bầu có thể trao đổi với chồng để đóng bảo hiểm.

Khảo giá các dịch vụ sinh nở

So sánh mức chênh lệch, chất lượng dịch vụ, uy tín và những chế độ nhận được sau sinh để chọn lựa nơi sinh con an toàn mà tiết kiệm. 

Nên chủ động trong chuyện tài chính sinh con

Cha mẹ nên từ bỏ suy nghĩ “trời sinh voi, sinh cỏ” hoặc cứ sinh con mà không có chuẩn bị tài chính, dựa dẫm vào ông bà, người thân. Sự hỗ trợ của ông bà, anh chị em là tốt nhưng vợ chồng không nên quá trông chờ vào điều đó.

Đã là người trưởng thành nên khi sinh con, vợ chồng cần độc lập và tự chủ về mọi việc, nhất là chuyện tiền nong.

Cần có khoản dự phòng

Chuyện sinh nở không phải lúc nào cũng suôn sẻ; do đó, vợ chồng nên có thêm một khoản dự phòng, để khi cần thiết thì dùng. Trong những tháng cuối cũng như giai đoạn chuyển dạ, sinh nở, người mẹ cần không ít chi phí; chẳng hạn, phí nằm viện, tẩm bổ, thuốc men… Bởi thế, có thêm một khoản dự phòng sẽ khiến vợ chồng yên tâm hơn khi sắp tới ngày “nhảy ổ”.

Chi phí cho thời gian nghỉ thai sản

Sau khi sinh, mẹ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí như tiền điện, nước, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Dù mẹ vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà mẹ chưa đi làm trở lại.

Chi phí cho em bé

Cụ thể một số khoản mẹ bầu cần tính toán với chồng như sau:

+ Sữa cho bé: Tốt nhất, nên tận dụng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bé. Trường hợp phải bú sữa ngoài, mẹ nên tham khảo giá và chất lượng các loại sữa bột để chọn được loại sữa phù hợp với bé và hoàn cảnh gia đình.

+ Vật dụng cho mẹ và bé: Quần áo cho mẹ, quần áo cho bé, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.

Nếu không dư dả, mẹ bầu nên xin lại hoặc mua rẻ lại quần áo cho bé sơ sinh, quần áo cho mẹ sau sinh và những vật dụng cần thiết khác. Đây cũng là cách giúp mẹ bầu tiết kiệm được chút ít.

+ Chi phí gửi trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí không hề nhỏ nhưng mẹ vẫn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.

+ Chi phí dự trù bé ốm, chi phí cho những phát sinh khác ngoài dự kiến.

Học cách tiết kiệm

Trong khoảng thời gian có thai, mẹ bầu và chồng nên hạn chế hay giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết trong ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí… Cách này giúp gia đình có thêm một khoản để sinh con.

Phương Thảo (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo