- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Viêm não Nhật Bản B đang tăng vọt
Tối muộn ngày 25/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thị sát BV Nhi Trung ương trước diễn biến tình hình dịch bệnh viêm não Nhật Bản B đang đang có số ca mắc tăng vọt.
Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc nhất
Theo thống kê của BV Nhi Trung ương tính đến ngày 25/6 bệnh viện có khoảng 130 ca viêm não. Số mắc viêm não này không tăng so với những năm trước song điều đáng lo ngại là số ca viêm não Nhật Bản B tăng vọt lên 36 ca/130 ca viêm não, chiếm gần 30%. So với cùng kỳ năm 2013, số ca viêm não Nhật Bản năm nay đã tăng mạnh (năm ngoái bệnh nhân viêm não Nhật Bản B chỉ chiếm 8% số ca viêm não). Đáng lưu ý, trong 36 ca viêm não Nhật Bản năm nay đã có 2 ca tử vong.
Theo thống kê của BV Nhi Trung ương, Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca viêm não Nhật Bản B với 11 bệnh nhân trong tổng số 36 bệnh nhân đang điều trị tại BV Nhi Trung ương, chiếm 31%, với 6 ca nặng phải thở máy. Các địa phương khác số ca mắc ghi nhận rải rác, 2-3 trường hợp.
TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương cảnh báo, dù hiện tại dịch bệnh chưa có diễn biến quá bất thường, số bệnh nhân nhập viện không quá ồ ạt như dịch sởi trước đó nhưng cũng cần phải đưa ra những cảnh báo sớm khi số ca mắc tăng vọt như hiện nay.
|
“Dù bệnh viện chưa có phân tích cụ thể, chi tiết về tình trạng tiêm vaccine với số ca mắc bệnh nhưng qua thăm dò sơ bộ tại buồng cấp cứu của Khoa Truyền nhiễm chúng tôi ghi nhận có 4 bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản B thì có tới 3 bệnh nhi chưa được tiêm vaccine, 1 bệnh nhân còn lại chưa rõ tiền sử tiêm chủng. Theo tôi điều này cần được các nhà điều tra dịch tễ học, phụ trách vấn đề tiêm chủng xem xét liệu có phải vì người dân sợ tai biến sau tiêm chủng mà không cho con đi tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản B hay không? Nếu đúng thế cần phải tuyên truyền để người dân nhận thức đúng vai trò quan trọng của việc tiêm chủng vaccine” - TS Điển nhấn mạnh.
Bộ trưởng yêu cầu ứng phó với dịch viêm não sau bài học dịch sởi
Sau khi nghe báo cáo của BV Nhi Trung ương, trong buổi thị sát tình hình dịch bệnh viêm não Nhật Bản B tại bệnh viện trong tối ngày hôm qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Cục Y tế dự phòng cần rà soát lại công tác tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản B để có điều chỉnh cần thiết. Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Y tế dự phòng nhanh chóng tổng hợp, thống kê tình hình dịch bệnh viêm não Nhật Bản B trên cả nước, từ đó đưa ra những cảnh báo và biện pháp khống chế kịp thời.
Rút kinh nghiệm sâu sắc từ dịch sởi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu BV Nhi Trung ương cần có kế hoạch phân luồng bệnh nhân tốt, không để tình trạng quá tải trầm trọng bệnh nhân dẫn tới tình trạng nhiễm bệnh chéo trong bệnh viện.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, TS. Trần Minh Điển - Phó giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, hiện bệnh viện đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm não ngay từ bây giờ, dù số ca nhập viện quá đến mức ồ ạt, quá tải trầm trọng.
Theo đó, quy trình tiếp nhận người bệnh cũng được triển khai từ phòng khám trở vào và tiếp tục tiến hành phân loại tại khoa cấp cứu, sau đó ca nào xác định viêm não thì chuyển khoa Truyền nhiễm.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh vẫn áp dụng từ quy định từ năm 2006 bằng các xét nghiệm PCR, dịch não tủy và làm sớm trong 24 tiếng đồng hồ để phân loại luôn được người bệnh.
Với khu vực điều trị, các trường hợp mắc sởi đang điều trị được chuyển sang khoa Đông y và khoa Tâm bệnh nên các vị trí vẫn còn nhiều để thu dung người bệnh viêm não (số giường bệnh khoảng gần 120), đảm bảo mỗi cháu một giường. Nếu đông hơn nữa thì BV sẽ dành riêng khoa Truyền nhiễm cho các cháu viêm não và VNNB B đồng thời huy động các đơn vị khác cùng phối hợp với trang thiết bị đầy đủ.
“Với tình hình bệnh viêm não và sởi hiện nay thì chỉ cần tăng cường nhân lực về đêm cho khoa Truyền nhiễm để việc chăm sóc được tốt hơn. Cách đây 2 ngày, bệnh viện đã bổ sung 8 điều dưỡng cho khoa, như vậy một điều dưỡng chỉ phải chăm sóc cho 2 ca thở máy, tránh việc cán bộ y tế rơi vào tình trạng “kiệt quệ” của dịch sởi cách đây chưa lâu” - TS. Điển nói.
TS. Điển cũng cho biết thêm, viêm não Nhật Bản B là bệnh nhiễm virus viêm não Nhật Bản cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có tỷ lệ để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê... trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.
TS. Điển cảnh báo, hiện bệnh viêm não Nhật Bản B vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là viêm vaccine đầy đủ và đúng lịch. Trẻ em cần được tiêm mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não Nhật Bản B của Bộ Y tế:
Ngoài biện pháp tiêm vaccine, để phòng bệnh hiệu quả, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: - Ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt. - Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng. - Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Theo Khám Phá
- Vợ bị chồng đánh gãy mũi vì bấm móng tay (13:57:00 26/06/2014)
- VTV bị lên án chiếu phim 'hoạt hình loạn luân 16+' của Nhật (08:38:00 26/06/2014)
- Mẹ đánh rơi con 8 tháng tuổi vì bị chủ quán cafe hành hung (08:15:00 26/06/2014)
- Cháu dùng gậy đánh chết bà nội (15:51:00 24/06/2014)
- Bé trai bị mẹ sát hại mong có gấu bông trước khi chết (10:38:00 24/06/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |