Dù gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn đè nặng lên vai đôi vợ chồng trẻ nhưng được theo nghề và sống chết với nghề là điều họ không bao giờ cảm thấy hối hận.
Đôi vợ chồng Phạm Thị Hướng (1990) và Nguyễn Hòa Bình (1989) thuộc thế hệ diễn viên trẻ của Liên đoàn xiếc VN. Họ học cùng nhau 5 năm trong trường Xiếc ở Mai Dịch, Hà Nội. Sau khi ra trường, cả hai bắt đầu tìm hiểu. Bốn năm sau, họ nên duyên vợ chồng và có một cô con gái xinh xắn.
Không giống như những công việc khác, xiếc là nghề đặc thù. Và để theo được nghề, người diễn viên phải có đam mê, sự đầu tư một cách nghiêm túc cả tinh thần lẫn sức khỏe. Thế nên, việc tìm cho mình một nửa hiểu được tính chất công việc là điều mà bất cứ diễn viên nào cũng trăn trở. Do vậy, từ khi gặp một nửa còn lại, cả hai vợ chồng Hướng - Bình đều nhận ra rằng họ là những người may mắn.
Cuộc sống của họ hiện tại dù vẫn còn đó những lo toan, vất vả, thu nhập chỉ dừng lại ở mức đủ ăn. Vợ chồng con cái vẫn đang sống nhờ trong căn nhà mượn tạm của người chú ruột nhưng 2 vợ chồng luôn nhìn nhận bản thân là "đôi vợ chồng giàu có". Theo suy nghĩ của họ, "giàu có" là được thỏa mãn đam mê, có một gia đình hạnh phúc và cùng nhau trải qua những khó khăn của công việc.
|
7h15 sáng cũng là lúc cả gia đình nhỏ bị đánh thức bởi tiếng chuông báo thức. Cô con gái nhỏ 2,5 tuổi có cái tên rất đẹp - Bảo Trân sau một hồi vặn vẹo trên giường cũng ngoan ngoãn thức dậy cho kịp buổi sáng. |
|
. |
|
Như mọi ngày, công việc của Hướng là sửa soạn quần áo, buộc tóc cho cô con gái trước khi đến trường. |
|
. |
|
Anh Bình khéo léo cho cô con gái nhỏ uống nước. Theo lời vợ, anh là người rất biết chia sẻ, không chỉ trong công việc mà còn trong sinh hoạt hàng ngày. |
|
. |
|
7h45 phút, cả gia đình rời nhà trên chiếc xe đạp điện màu tím. |
|
. |
|
Sau khi đưa Bảo Trân đến trường, Bình và Hướng sẽ quay lại rạp xiếc. |
|
. |
|
Vì lịch tập bắt đầu vào lúc 9h nên sau khi để Bình ở lại Liên đoàn, Hướng bắt đầu đi đến chợ nằm trên đường Lê Duẩn để mua thức ăn cho cả nhà. |
|
. |
|
Khẩu phần ăn của một diễn viên xiếc so với người bình thường không có gì quá khác biệt. Đối với những thực phẩm tươi như tôm cá, Hướng thường gửi vào nhờ vào tủ lạnh của đoàn trước khi mang về nhà vào buổi trưa. |
|
. |
|
Sau khi đi chợ, Hướng quay lại đoàn xiếc và chuẩn bị ăn sáng cùng các thành viên còn lại. Một quán nhỏ nằm trong góc khu dân cư thuộc Liên đoàn xiếc là nơi đôi vợ chồng trẻ cùng chia sẻ những câu chuyện sớm với những người khác. |
|
. |
|
Sau khi ăn sáng, Hướng và Bình quay trở lại sân khấu tròn cho buổi tập đầu tiên trong ngày. |
|
. |
|
Cũng như hầu hết diễn viên trong đoàn, Hướng vào trường đào tạo khi vừa tròn 13 tuổi. "Khi còn nhỏ, tôi thấy các nghệ sĩ biểu diễn trên tivi nên rất thích, thấy người ta giỏi quá tự nhiên mình cũng có đam mê. Sau đó, có đợt đoàn về trường tuyển người, thế là đi. Ban đầu, bố mẹ cũng cản và khuyên rằng con gái theo nghề này vất vả lắm, tuổi nghề lại ngắn hơn rồi còn không an toàn nữa. Nhưng tôi quyết đi nên bố mẹ cũng bằng lòng. Mới đầu học cơ thể đang cứng phải bẻ dẻo nên đau đớn, mệt mỏi lắm cộng thêm nhớ nhà nên tối đến, tôi lại thường xuyên khóc. Nhưng vì yêu nghề nên tôi vẫn cố gắng bám trụ lại trường" - Hướng tâm sự. |
|
. |
|
Có rất nhiều bộ môn trong ngành xiếc nhưng chị Hướng thích nhất là bộ môn đu trên cao. Thế nên, cô đã chọn theo nó sau khi học xong hai năm căn bản. "Những ngày đầu thì diễn viên phải tập dần từ những độ cao khác nhau và tập tĩnh thôi. Sau đó khi quen rồi mới tập động. Ở động tác đòi hỏi diễn viên phải cắn vào một hình tam giác để thả lỏng người xuống và quay tròn, tôi phải tập trong khoảng ba năm mới làm được thuần thục. Đầu tiên là cắn chịu đựng, sau đó là cắn và thả lỏng hết cơ thể, sau đó là tập xoay" - Hướng kể. |
|
. |
|
Sáng hôm đó, một sự cố bất ngờ đã xảy ra. Khi đang đu dây trên cao, một trong bốn diễn viên đu dây do tuột tay đã rơi xuống nền cao su ở khoảng cách 3 mét. Sau khoảng 15 phút đầy lo lắng, gương mặt của các thành viên trong đoàn dẫn giãn ra. May mắn là nữ diễn viên bị ngã chỉ bị sưng cánh tay. |
|
. |
|
Buổi tập vẫn được tiếp tục ngay sau đó. Hướng được kéo lên cao với một chiếc vòng nhôm để tạo hình trên không. Khi hoàn thành phần tập của mình, cô thổ lộ cũng có phần nào run sợ sau khi tận mắt nhìn thấy đồng nghiệp ngã từ trên dây xuống. Tuy nhiên, đó là sự cố cô và các thành viên trong đoàn rất thường gặp phải. Thế nên thậm chí chỉ cần nhìn cách ngã, họ có thể biết bạn diễn của mình có bị thương nặng hay không. |
|
. |
|
Vì đặc thù nghề nghiệp phải vận động mạnh nên khi có thai, Hướng gần như nghỉ ngơi trong khoảng thời gian hai năm. Sau khi sinh Bảo Trân, cơ thể Hướng bị yếu đi rất nhiều và cũng không còn nhanh nhạy như xưa. "Đẻ xong đi tập lại cảm thấy rất nản. Cơ thế bị cứng nên khi trở lại xem như tập từ đầu" - cô tâm sự. |
|
. |
|
Nếu vợ miệt mài với bộ môn du dây thì Bình lại bén duyên với tung hứng. Bộ môn này đòi hỏi người tập phải vô cùng khéo léo. Bình kể, có những người sau hai năm học cơ bản, thầy giáo không thấy có năng khiếu nổi trội ở một bộ môn nào cả nên phải nghỉ. |
|
. |
|
Sau buổi tập sáng, hai vợ chồng cùng nhau về nhà để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục quay trở lại sân khấu cho buổi tập chiều. |
|
. |
|
Trong khi Hướng chế biến thức ăn, |
|
. |
|
thì anh Bình tranh thủ làm một số việc lặt vặt. Chiếc thùng đặt sau lưng anh được những người trong nghề gọi là thùng ảo thuật. Thỉnh thoảng, Bình vẫn nhận làm ảo thuật để kiếm thêm bên ngoài. Không chỉ riêng anh mà hầu như nghệ sĩ xiếc nào cũng vậy, họ dùng chính tài năng của mình để kiếm thêm thu nhập ngoài và nuôi dưỡng niềm đam mê. |
|
. |
|
Bữa cơm ấm cúng của đôi vợ chồng nghệ sĩ trẻ. Hướng tâm sự, sở dĩ chị lấy người cùng nghề là bởi anh là người có thể tâm sự và chia sẻ cùng cô những khó khăn trong công việc và cuộc sống. |
|
. |
|
Sau khi nghỉ ngơi, hai vợ chồng lại đến Liên đoàn để tập. Nhận vai hài trong một vở mới, anh và các bạn tích cực luyện tập. |
|
. |
|
Trong khi đó, Hướng chỉ tập thể lực là chính. Nhân lúc giải lao, Hướng đứng trò chuyện cùng một người đồng nghiệp. Người nghệ sĩ nữ ấy cũng từng là diễn viên đu dây, thế nhưng vì một tai nạn không may vào năm ngoái, cột sống của chị bị tác động nặng nề dẫn đến mất khả năng đi lại. Hiện tại, chị vẫn làm các công việc hành chính trong Liên đoàn. Ngày ngày, chị vẫn ra xem mọi người tập luyện. |
|
. |
|
Khoảng 4h chiều, Hướng qua trường đón con gái. |
|
. |
|
Hai mẹ con cùng quay lại Liên đoàn xiếc. |
|
. |
|
Ở Liên đoàn xiếc, chuyện trẻ con theo chân bố mẹ đến sân tập không phải là chuyện hiếm. Thế nên, phần lớn các bé đều rất ngoan và nghe lời khi bố mẹ đang bận rộn cống hiến. |
|
. |
|
Bữa chiều của Bảo Trân cũng được "diễn ra" trong rạp xiếc. |
|
. |
|
Sau đó cả nhà cùng nhau ra về khi đôi vợ chồng trẻ hoàn thành công việc. |
|
. |
|
Ở nhà, khi Hướng lo bữa cơm tối thì Bình giúp chị trông con và làm một số việc lặt vặt khác. |
|
. |
|
Buổi tối của hai vợ chồng chỉ được dọn lên khi cô con gái cưng đã ăn hết bát cơm đầy. Sau đó, nếu có lịch tập buổi tối, họ sẽ quay lại sân khấu tập. Nếu không có, hai vợ chồng sẽ dành buổi tối để nghỉ ngơi và trò chuyện. Sắp tới, khi Hướng có chuyến công tác hai tháng ở Thụy Sĩ, anh Bình sẽ là người chăm lo cho cô con gái từ A đến Z. Biết là vất vả và có nhiều bỡ ngỡ nhưng vì tương lai, hai vợ chồng sau một hồi suy tính cũng đành chấp nhận. |
|
Theo Đại Lộ