- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Cẩn thận với hàng "đại hạ giá"
Những ngày này, đi ngang các phố lớn của Hà Nội, người đi đường dễ thấy đâu đâu cũng trưng biển quảng cáo với slogan hấp dẫn như 'giá rẻ bất ngờ', 'đại hạ giá', 'xả hàng cuối năm', 'dốc hàng về quê ăn Tết'…
Để chọn được những sản phẩm đẹp, đúng giá trong 'ma trận' đại hạ giá ấy hoàn toàn không dễ. Nhưng rất nhiều người vẫn thích mua sắm tại các cửa hàng này vì đinh ninh mình có thể mua được hàng rẻ thật.
Tại một cửa hàng một giá đang treo biển "đại hạ giá" trên phố Khâm Thiên có khoảng 4-5 thanh niên đang hào hứng chọn áo khoác trong đống hàng còn mới cứng, nguyên tem nhập khẩu từ Trung Quốc với giá 200.000 đồng/chiếc. Trong không gian xô bồ, người thả ra, người nhặt lại ấy, có một vị khách đã mua hàng trước đó mang chiếc áo khoác ra đổi tại quầy thanh toán với lý do hàng bị tuột chỉ phần lớp áo lót bên trong. Chủ tiệm kiêm quản lý niềm nở đổi cho khách, đồng thời không quên phân bua: “Chắc cả lô hàng bị “dính” một cái”. Người khách đi đổi áo tên Phong (Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn: Lúc mua anh đã ngắm nghía rất kỹ vậy mà… về nhà vẫn thấy hàng lỗi.
![]() |
Nhiều cửa hàng đua nhau giảm giá vào dịp cuối năm. Ảnh minh họa. |
Cũng tương tự, một shop trên phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội) ngay lập tức thu hút khách qua đường bởi tấm biển hoành tráng “Dốc hết về quê ăn tết”… nhưng qua khảo sát, giá ở đây không “dốc hết” chút nào. |
Không chỉ mặt hàng quần áo, chăn ga gối đệm tại nhiều cửa hàng cũng treo biển thanh lý, giảm giá. Tại một showroom chăn ga gối đệm trên phố Nguyễn Lương Bằng, một số chiếc chăn được giảm giá tới 50% nhưng không nhiều khách chọn mua bởi sự thật: những chiếc chăn đó đều bị cũ, bụi hoặc lỗi chỉ.
Coi chừng 'treo đầu dê, bán thịt chó'
Hớn hở vì mua được một bộ chăn ga với giá 1,3 triệu đồng, giảm giá tới 50%, chị Hà (Khương Trung) mang về giặt thì thấy hàng phai màu không giống như hàng của hãng trước đó chị đã mua. Quá bực mình, chị tức tốc trở lại cửa hàng để hỏi nhân viên nhưng trả lời chị lại là một người bán khác và họ cũng bâng quơ theo kiểu “không biết”, “vì hàng đại hạ giá nên không đổi, không bảo hành”…
Chị Nguyễn Thị Hằng (Tôn Đức Thắng) kể: “Có lần tôi vào một cửa hàng bán quần áo sản xuất tại Việt Nam hẳn hoi, về nhà đang phấn khởi vì mua được một cái áo hạ giá nhưng khi nhìn kỹ, tôi mới phát hiện là hàng nhái”.
Nhiều lần mua hàng đại hạ giá, chỉ sau đó ít hôm đã nhận ra ngay chất lượng sản phẩm không như mình muốn, chị tự nhủ: Sẽ “cạch” hàng đại hạ giá, thanh lý vì phần lớn các cửa hàng chỉ “treo đầu dê, bán thịt chó”, bằng cách này hay cách khác “bịt mắt” người tiêu dùng.
Không chỉ riêng mặt hàng chăn, ga, gối, nhiều người ham của rẻ mua hàng đại hạ giá về dùng phải "ngậm bồ hòn" vì hàng hóa nhanh chóng bị hỏng ngay hoặc gặp phải sự cố ngay sau đó.
Anh Nguyễn Trường Anh (Tân Mai) kể, anh vừa mua một chiếc áo phao với giá 350.000 đồng, trong khi các hàng khác đều trên 1 triệu đồng. Khi về giặt anh giật mình vì lớp chỉ trong đã bục và áo ngấm nước như một chiếc đệm nước, không thể vắt khô để phơi như những chiếc áo khác.
Trên đường vành đai 3, mặc dù bụi bẩn nhưng những hàng đại hạ giá quần áo, chăn, ga vẫn mọc lên nhan nhản. Những chiếc áo phao dính đầy bụi trắng được gắn mác của Trung Quốc vẫn thu hút khá nhiều người mua vì giá cả khá “mềm”. Người bán hàng mặc chính hàng của mình và quảng cáo "hùng hồn": áo của anh đã mặc 3 năm nay mà vẫn còn “xịn”. Hàng nhìn không bắt mắt vì bụi chứ không phải hàng cũ.
Trong khi đó, một người bán giày ngay cạnh lại thì thầm: “Toàn hàng cũ họ gắn mác vào đấy, hàng mới làm gì có giá hơn 100.000 đồng/chiếc áo khoác”. Mỗi ngày anh ta bán ra hàng 30 chiếc áo như vậy với hàng giả hoặc hàng cũ thì cũng tương đương như vậy số khách hàng bị mắc lởm vì ham của rẻ.
Ngoài ra, một số cửa hàng lợi dụng treo biển “đại hạ giá” để lừa khách hàng bằng cách nhập các sản phẩm gia công, thậm chí là hàng đã qua sử dụng về bày bán lẫn với các sản phẩm giảm giá thực sự. Nếu người tiêu dùng không tinh, sẽ bị "hớ" ngay.
Theo VTCNews
- 'Muôn kiểu' thưởng Tết giúp việc (09:13:00 21/01/2011)
- Hà Nội: 'Tậu' đào, mai giả (09:05:00 20/01/2011)
- Tìm 'đặc sản' Tết (10:36:00 19/01/2011)
- Hà Nội: Hàng mã tăng giá 10-40% (09:54:00 18/01/2011)
- 'Mách nước' tiêu tiền thưởng cuối năm (09:52:00 18/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |