Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lý do chồng tiếc tiền với vợ

16:41:40 11/03/2009

Khi thấy vợ mua sắm hoang phí hoặc tìm cách dấm dúi tiền về cho bên ngoại, nhiều anh chồng đã tìm cách che giấu ví tiền của mình. Có ông tự nguyện làm nội tướng, có ông căn ke từng đồng với vợ mặc dù họ là những người kiếm ra nhiều tiền và tiêu tiền như nước.

Nguy cơ tan vỡ vì… của hồi môn

Lê Thu Uyên - giảng viên một trường đại học tại Hà Nội kể, vừa cưới được 5 tháng nhưng hôn nhân đã có những dấu hiệu rạn nứt do mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc.

Chồng Uyên làm kinh doanh, không biết thu nhập cụ thể là bao nhiêu nhưng cô khẳng định, chồng cô kiếm được nhiều tiền; bởi cách chi tiêu rất sành điệu. Mỗi tháng chồng chỉ đưa cho Uyên 2 triệu đồng, vợ muốn chi tiêu thế nào thì tùy. Vợ chồng đi làm cả ngày, chỉ ăn mỗi bữa tối ở nhà nên số tiền 2 triệu đồng của chồng cộng thêm 2 triệu đồng của cô bỏ ra, Uyên coi như tạm đủ. Vậy nhưng, cuộc sống gia đình còn nhiều khoản chi ngoài kế hoạch khác như: ma chay, cưới hỏi, bố mẹ ốm đau... Khi phải chi những khoản đột xuất này, Uyên hỏi tiền nhưng chồng cương quyết không đưa.

Cưới được 1 tháng thì Uyên có bầu, các khoản chi tiêu cũng tăng lên nhưng tiền vẫn chỉ 2 triệu đồng, không hơn không kém. Uyên bảo: “Số tiền đó chỉ đủ chi cho phần sinh hoạt của anh, còn em và cái bầu thì phải nhờ người khác nuôi”. Nghe vậy, chồng cô không những không đưa thêm mà càng trở nên khe khắt hơn.

Vợ chồng cãi nhau liên miên, Uyên trách chồng ích kỷ, keo kiệt, chồng cô cũng không vừa, anh nổi nóng và bảo Uyên đã lừa anh. Lý do là vì ngày chưa lấy nhau, Uyên khoe là cô có 150 triệu đồng. Vậy số tiền đó giờ ở đâu? Nghĩ chồng không yêu mình, lấy mình chỉ vì... 150 triệu đồng đó, nên Uyên thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Cô thấy chồng mình thật xa cách, bao nhiêu tình cảm ngày xưa vụt bay đi đâu hết. Từ đó, họ thường xuyên cãi vã, thậm chí còn xúc phạm nhau đến thậm tệ. Uyên gọi điện đến Trung tâm tư vấn trong tâm trạng muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này.

 

Trong số những nguyên nhân dẫn đến ly hôn, mâu thuẫn về tiền bạc đứng ở vị trí thứ 3. (Đơn vị tính: %. Nguồn: Điều tra gia đình VN năm 2006, do Bộ VH-TT&DL công bố )

Cố thủ tiền cho an toàn

Khác với Uyên, Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) mở một cửa hiệu cắt tóc gội đầu ngay tại nhà riêng. Thu nhập chẳng đáng kể, ngày chỉ kiếm được 50.000–70.000 đồng.

Anh Luyến - chồng Nga có một cửa hàng điện lạnh, cũng kiếm được nhưng chẳng bao giờ đưa tiền cho vợ. Vợ chồng có một bé trai rất kháu khỉnh, cháu bị hở van tim, ốm đau phải đi bệnh viện thường xuyên. Nga suốt ngày kêu gọi chồng “dưa góp” nhưng mỗi lần đề cập đến chuyện tiền nong là vợ chồng lại to tiếng. 

Nga yêu cầu anh Luyến đóng mỗi tháng 2 triệu đồng,nhưng chồng chị không đồng ý, còn nói vợ tiêu hoang. Tức mình, Nga bảo mình sẽ đóng cho chồng 2 triệu đồng/tháng và buộc chồng phải chợ búa cơm nước. Từ khi chồng làm nội tướng thay Nga, mọi sinh hoạt trong gia đình dường như bị đảo lộn. Bữa cơm luôn luôn trống trơn và nguội ngắt. Khổ nhất là thằng bé 2 tuổi đã bị bệnh, lại phải ăn uống theo sự thất thường của bố mẹ. 

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh Hiền (người trực tiếp tư vấn cho trường hợp này) thì, lý do khiến anh Luyến không chịu chi tiền cho Nga là bởi anh không an tâm khi đưa tiền cho vợ. Mặc dù chẳng khá giả gì nhưng Nga thường xuyên mua những bộ quần áo rất đắt tiền cho con mặc, tốn cả hàng triệu đồng. Nga thừa nhận điều đó với chuyên gia, chị còn “chua” thêm: Với con, chị chẳng tiếc gì.

Chuyên gia Minh Hiền cho rằng, xét về góc độ tâm lý của những người đàn ông hay lo xa, cách chi tiêu mù quáng đó của Nga sẽ khiến họ cảm thấy bất an cho đồng tiền của gia đình. Đó chính là lý do khiến cho chồng Nga cố thủ tiền bạc, thậm chí cắn răng thay vợ đi chợ, mua bỉm, cho dù những công việc này không phải là sở trường của anh. Sau khi nghe chuyên gia tư vấn phân tích, Nga đã thể hiện sự tiết kiệm trong vấn đề chi tiêu của mình.

Hiện Luyến đã đưa tiền sữa cho Nga thay vì trực tiếp đi mua. Nga bảo, cô sẽ tiếp tục thuyết phục chồng “đưa thêm”, vì gia đình còn nhiều khoản phải chi, nhất là khi con đến tuổi đi học.

Cũng giống như chồng Nga, nguyên nhân khiến chồng Uyên khắt khe tiền bạc với cô chính vì anh không tin tưởng vợ. Bất cứ ông chồng nào cũng vậy, nếu phát hiện vợ có quỹ riêng hoặc suốt ngày dấm dúi tiền cho bố mẹ vợ, lập tức họ sẽ cố thủ tiền của mình. Có thể họ cũng lập quỹ riêng, cũng có thể họ sẽ chi tiêu thoải mái cho bản thân, mặc kệ vợ con muốn làm gì thì làm.

Phụ nữ thường đau khổ khi chồng không chịu chi tiền

Khi chồng kiếm ra tiền nhưng không chịu góp phí tổn chi tiêu trong gia đình, người vợ thường bị rơi vào trạng thái đau khổ, mất niềm tin, thậm chí mất hết tình cảm với chồng.

Họ nghĩ chồng keo kiệt, vô trách nhiệm thậm chí là bỏ bê vợ con. Họ thất vọng, đau khổ, thậm chí coi thường chồng. Lúc đó, đau khổ càng nhân lên gấp bội.

Cũng từ chỗ đau khổ trong mối quan hệ với chồng, họ đã tìm lối thoát cho mình. Người mạnh mẽ sẽ giải phóng hôn nhân để tự đứng trên đôi chân của mình. Người không vượt qua được hoàn cảnh sẽ rất dễ sa ngã, nương tựa vào các mối quan hệ tình cảm ngoài luồng khác.

 Bà Lê Thu Hiền (Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ)

Theo GĐ& XH

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo