- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Người TPHCM cùng nhau tiết kiệm
Thời buổi lạm phát, cộng thêm giá xăng tăng cao khiến người tiêu dùng “méo mặt”. Không còn cách nào khác, chi tiêu tiết kiệm đang trở thành vấn đề “cấp bách” trong nhiều gia đình.
Từ vỉa hè cho đến văn phòng, thậm chí ngay trên diễn đàn các trang web lại xôn xao “bài ca tiết kiệm”. Nhiều gia đình tìm ra các biện pháp mới để… bảo toàn túi tiền trước thời buổi đắt đỏ.
Rủ nhau tiết kiệm
Không ít người có xu hướng đi siêu thị để tiết kiệm chi tiêu thay vì đi chợ. Theo ghi nhận của chúng tôi, lượng khách vào siêu thị thời gian gần đây tăng đột biến.
Hơn một tuần nay, ngay cả thời điểm 12h trưa, tại các siêu thị như Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Cống Quỳnh… khách hàng vẫn phải xếp hàng dài để chờ thanh toán hóa đơn mua sắm.
Bà Quỳnh Chi, Phó giám đốc Marketting Saigon Co.op, cho biết: “Riêng ngày thứ hai vừa rồi, doanh số siêu thị tăng hơn 15% so với cùng ngày tuần trước”.
Đi Metro mua sắm để tiết kiệm.
Mỗi người một cách tiết kiệm Nhiều biện pháp đã được tung ra: công chức mang cơm đến cơ quan thay vì ăn quán; người dân giải trí… tại nhà thay vì đến các điểm giải trí để vừa đỡ tốn xăng lẫn tốn phí; sinh viên, học sinh đi xe đạp thay cho xe máy để đỡ mất tiền cho nhiên liệu; nhiều người có thu nhập cao “cai nghiện shopping”; Đi làm chung xe, đi xe bus, bớt di chuyển khi không cần thiết, bán xe máy…, đang là lựa chọn của nhiều người.
Bà Chi nói thêm, trước đây, siêu thị chỉ quá tải vào các ngày cuối tuần, lễ tết. Còn hiện nay, ngày nào cũng đông khách. “Hiện giá cả tại chợ lên xuống thất thường trong khi ở siêu thị vẫn tương đối ổn định. Ngoài ra, khi đi siêu thị, mình khéo léo chọn hàng, để ý tới các chương trình khuyến mãi, hàng hóa vẫn rẻ hơn bên ngoài”, bà Trân nhà ở quận 4 giải thích.
Mặt khác, nếu thị trường biến động, các đối tác phải thông báo trước cho siêu thị từ một tuần đến một tháng rồi mới được tăng giá. Do vậy nếu biết “nắm bắt thời cơ”, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Chị Lệ Quyên ở Rạch Kiến, Long An nói: “Cứ 1,2 tuần, tôi cùng vài người bạn hẹn nhau cùng đi Metro. Ở đây thường có khuyến mãi mua 3 tặng 1, ngoài ra giá một số mặt hàng rẻ hơn nơi khác. Nhiều người cùng thanh toán một hóa đơn, tiết kiệm được đáng kể”.
Tăng tốc kiếm tiền
Không chỉ chọn nơi mua sắm, tiết giảm chi tiêu, mọi người còn ráo riết hạn chế chi phí đối với những máy móc sử dụng xăng dầu. Chẳng hạn những người có công việc bắt buộc phải dùng xe gắn máy tìm giải pháp đế xe bớt “uống xăng”. Vì lý do này, trong ba ngày qua, các dịch vụ “gắn bộ phận tiết kiệm xăng cho xe” đắt hàng.
Bác Hai, thợ sửa xe tại góc ngã tư Trần Huy Liệu - Huỳnh Văn Bánh quận Phú Nhuận nói: “Mỗi ngày có 5- 6 người tới nhờ tôi gắn thêm bộ giải pháp tiết kiệm xăng, giá khoảng 400.000 -500.000 đồng một bộ gồm: bình xăng con, bugi, xú-páp, nắp cam thoát nhiệt, lọc gió”. Mọi người “đồn” sản phẩm này sẽ giúp xe chạy được 80-120 km chỉ tốn một lít xăng. Tuy nhiên, thợ sửa xe cho biết: chỉ có tác dụng khi xe chạy ở đường trường, còn đường chật chội, không hiệu quả lắm.
Để hạn chế chi phí đi lại và tiết kiệm thêm tiền cơm trưa, ngay khi xăng tăng giá, một nhà báo tại TP HCM đã lập tức… ra riêng, đi tìm nhà thuê gần cơ quan. Anh nói: “Mỗi ngày đi về hơn 40 km, nếu hai vợ chồng đi chung một xe, tính ra một tháng tiền xăng mất hơn 600.000 đồng xăng, ngoài ra còn thêm tiền cơm hàng cháo chợ nữa. Bây giờ dời nhà lên gần cơ quan, chi phí có giảm hơn”.
Đối với nhiều gia đình, tiết kiệm được thực hiện ngay từ khâu điện quản lý điện nước trong nhà. Cô Nết ở đường Đoàn Văn Bơ, quận 4 cho biết: “Cả nhà cùng xem một ti vi, trước đây ai xem trong phòng người ấy, tốn đủ đường. Nay phải xiết chặt các khoản này”.
Ngoài tiết kiệm, nhiều người chấp nhận làm việc nhiều hơn để có tiền chi tiêu bởi giá cả đắt đỏ trong khi thu nhập thực tế không tăng. Gia đình chị H. Nguyên ở quận 8, chồng làm trưởng phòng một công ty thủy sản, vợ làm quản lý bộ phận quảng cáo một tạp chí, có một con nhỏ. Thu nhập mỗi tháng hơn mười triệu đồng, song nếu chi xài như trước sẽ không có tiền để dành. Nên để bảo đảm cuộc sống, phải, kinh doanh hoặc làm thêm.
Theo Báo Đất Việt
- Giá thực phẩm chưa tăng vì không ai mua (14:48:00 24/07/2008)
- Giá dịch vụ đang tăng (07:30:00 24/07/2008)
- Cách người vợ làm kinh tế (19:06:00 22/07/2008)
- Giá xăng tăng lên 19.000 đồng/lít (09:57:00 21/07/2008)
- Chọn mua túi (TPHCM) (05:28:00 21/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |