- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM: Giá thuốc vẫn tăng
Nhiều Cty dược vẫn tăng giá thuốc bất chấp hàng loạt công văn chỉ đạo của Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chức năng quyết liệt bình ổn giá.
Tăng vô tội vạ!
Hôm qua, 21/5, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, sau hơn 2 tuần khảo sát giá thuốc trên thị trường TPHCM, Thanh tra Sở đã phát hiện 4 mặt hàng thuốc do Cty Cổ phần dược phẩm Trà Vinh phân phối đã tăng giá trong thời gian qua.
Các mặt hàng này gồm: Thuốc Ciprofloxacin tăng 15%; Prednicort tăng 17%; Neocorelion tăng 33% và TV-Colmax tăng 4%.
Mới đây Cty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic đã xin tăng giá 29 mặt hàng, trong đó có 17 mặt hàng đề nghị kê khai tăng 18-35%; 10 mặt hàng tăng 36-50% và 2 mặt hàng tăng 67%.
Tại TPHCM, từ đầu năm đến nay đã có gần 20 Cty dược xin tăng giá vì trước “cơn bão” giá nguyên liệu nhập tăng. Nhưng Sở Y tế mới chấp nhận tăng 1 mặt hàng cho 1 Cty với tỷ lệ tăng là 7,7%.
Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế TPHCM, ngay sau khi có kết quả khảo sát trên, Sở đã xác nhận thông tin từ Sở Y tế tỉnh Trà Vinh và được biết Cty này chưa được cơ quan chức năng xét duyệt hồ sơ tăng giá các mặt hàng thuốc trên.
Vì vậy, các mặt hàng trên là do công ty tự ý tăng giá.
Theo Phòng quản lý Dược Sở Y tế Trà Vinh, Cty Cổ phần dược phẩm Trà Vinh đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về tăng giá thuốc của Bộ Y tế. Cho dù Bộ Y tế đã 2 lần ra công văn chỉ đạo không tăng giá thuốc cho đến hết ngày 30/6/2008 gửi các đơn vị.
Một số Cty dược phẩm khác cũng tự tăng giá và “vin” vào cớ giá nguyên liệu sản xuất thuốc đang tăng. Ngày 21/5, khảo sát của chúng tôi tại Trung tâm Thương mại Dược phẩm quận 10 TPHCM cho thấy, giá thuốc tại đây đã có sự biến động từ 2-3 tháng qua.
Một số loại thuốc như Ventolin đã tăng hơn 3% so với trước đây 1 tháng; Gastropulgite tăng 4%, Stimol A tăng 5%, Flixonase tăng 4,3%, Colchicin tăng 92% và Tadyferon tăng 12%.
Một nhân viên của Cty cổ phần Dược phẩm V.T ở khu thương mại cho biết, nhiều ngày qua, các công ty phân phối yêu cầu “nhích” giá thuốc bán ra lên vì nguyên liệu nhập khẩu tăng quá cao. Các loại thuốc kháng sinh là tăng giá mạnh nhất.
Cụ thể như Amoxicilin 500mg vào tháng 3 bán với giá 45.000 đồng/hộp thì nay đã lên 75.300đồng/hộp, Amoxicilin MKP cũng tăng 10.000đồng/hộp cách đây 2 tuần, Ampicilin 500mg từ 43.000 đồng/hộp vào tháng 4 nay đã tăng lên 72.000 đồng/hộp.
Tại Cty dược phẩm H.N, các loại thuốc nhập như Daflon, Coversyl, Ste/rima đều tăng lên 5% khi nhập về. Đặc biệt thuốc Panadol tăng từ 71.000 đồng đến 79.000 đồng/hộp, các loại vitamin cũng tăng giá từ 5-10%.
Không kìm nổi?
Gần như nhiều năm qua, Cục Quản lý Dược luôn khẳng định “phải quyết liệt bình ổn giá thuốc, không cho tăng đồng loạt, bất hợp lý”. Nhưng báo cáo của Cục này hàng tháng cho thấy, cứ tháng sau giá thuốc lại “leo thang” so với tháng trước.
Vì vậy, nhiều người cho rằng, việc bình ổn giá không chống mà cứ... đỡ là chính! Điển hình là cuối năm 2007, trong đợt nguyên liệu thuốc tăng giá, Cục Quản lý Dược yêu cầu cấm tăng giá thuốc nhưng Cty cổ phần dược phẩm Bến Tre- đơn vị nhập khẩu và phân phối thuốc đã ngang nhiên “làm giá” 17 mặt hàng thuốc do Hungaria sản xuất.
Điều đáng nói là có những loại thuốc “độc quyền” do công ty nhập và phân phối đã bị đội giá lên tới... 48% từ nhiều tháng trước khi Cục Quản lý dược thổi còi!
Theo Cục Quản lý dược, giá thuốc ngày một tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cộng với các chi phí khác. Trong tháng 4 vừa qua, thuốc kháng sinh nhập khẩu từ Ân Độ như Ampicilin compacted tăng 14,38%;
Amoxicillin tăng 11,84%; Cephalexin tăng 15,54%; Sulfamethoxazol tăng 1,67%... và giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc bổ, thuốc giảm đau chống viêm có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng tăng nhẹ như Vitamin B1 tăng 2,4%; Vitamin B6 tăng 1,11%; Vitamin C tăng 1,34%; Paracetamol tăng 7,83% Betamethasone base tăng 1,3%; Dexamethasone acetate micronized tăng 9,4%... so với cuối tháng 3/2008.
Một chuyên gia nghiên cứu về thị trường cho rằng: “Trước sức ép về giá nguyên liệu nhập khẩu tăng như vậy, các công ty dược không tăng giá mới là điều lạ.
Và theo quy luật, một khi giá đầu vào tăng thì giá bán ra ắt sẽ tăng theo. Vì vậy tính chất sống còn của doanh nghiệp là tùy vào việc tăng hay không!?
Theo Tiền Phong
- Giá vàng lên 1,86 triệu đồng/chỉ (09:12:00 22/05/2008)
- Chuẩn bị mùa đi bơi (17:13:00 19/05/2008)
- Đua nhau gửi tiền ngắn hạn (15:19:00 19/05/2008)
- Vợ chồng trẻ tiêu pha (16:53:00 16/05/2008)
- Gạo: Siêu thị giá cũ, chợ lẻ giá cao (10:22:00 15/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |