- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Tăng học phí mầm non
Quay cuồng trong cơn "bão giá" chung, hàng loạt các trường mầm non cùng đua tăng học phí khiến phụ huynh càng thêm "méo mặt". Tuy nhiên, vì muốn bữa ăn của con mình được đảm bảo nên đa phần phụ huynh phải chấp nhận với mức phí mới.
Tự nguyện nộp thêm tiền
Sau Tết, rất nhiều trường mầm non đã đồng loạt tăng tiền ăn của các cháu. Đặc biệt có trường còn tăng tới 35% học phí, tăng từ 1,3 triệu tiền học/tháng (bao gồm cả tiền ăn) lên 1,7 triệu/tháng.
Mặc dù vậy, tâm lý nói chung của các bậc phụ huynh là hoàn toàn đồng tình với việc tăng tiền ăn của các trường. Thậm chí, có phụ huynh vì quá sốt ruột cho bữa ăn thời "bão giá" của con mình ở trường đã chủ động đề nghị nhà trường tăng tiền ăn để các cháu được đảm bảo dinh dưỡng.
|
Bữa quà chiều ở trường Văn Miếu |
Chị Trinh, có con học ở Trường Mầm non Họa My ở Mai Dịch (Hà Nội) cho biết, từ sau Tết, nhà trường đã tăng tiền học phí từ 70.000 đồng/tháng lên 100.000 đồng/tháng. Còn tiền ăn của các cháu cũng được tăng từ 7.000/ngày lên 8.000 đồng/ngày. "Lý do mà nhà trường đưa ra là do giá cả thực phẩm cái gì cũng leo thang nên nhà trường buộc phải tăng tiền học phí và tiền ăn để đảm bảo bữa ăn của các cháu đủ calo, đảm bảo dinh dưỡng" - chị Trinh nói.
Chị Trinh cho hay, trước khi tăng giá, nhà trường cũng đã cho lấy ý kiến của các bậc phụ huynh và có tới 90% các bậc phụ huynh đều đồng tình với việc nhà trường tăng tiền ăn.
Chị Phượng, ở Liễu Giai (Hà Nội) có con đi học ở một trường tư thục gần nhà tâm sự: "Thấy nhiều trường đã tăng học phí mà chưa thấy trường của Chích bông có thông báo tăng học phí nên cũng hơi sốt ruột. Tôi đi chợ mua mớ rau còn tăng gấp mấy lần, không thu thêm tiền, nhỡ người ta cho con mình ăn uống không đầy đủ thì tội cho nó".
Cô Loan, giáo viên ở Trường Mầm non Văn Miếu (Hà Nội) cũng có con gái học tại trường cho biết: Nhà trường cũng vừa tăng mức tiền ăn của các cháu từ 5.000 đồng/ngày lên 6.000 đồng/ngày.
"Chính một số vị phụ huynh khi thấy giá cả leo thang mà không thấy nhà trường tăng tiền ăn của các cháu còn đưa ra ý kiến, nhà trường cần thu thêm tiền ăn để đảm bảo bữa ăn cho các cháu. Trường tôi là tăng ít chứ nhiều trường khác tăng tiền ăn lên 8.000 đồng/bữa từ lâu rồi", cô Loan nói.
Nằm trong số những trường thuộc loại "không phải ai cũng xin vào được", trường mầm non tư thục V.V. đã tăng học phí từ 1,3 triệu/tháng lên 1,7 triệu/tháng. Tức là tăng tới 35% học phí.
Một bậc phụ huynh than vãn: "Chắc họ nắm được tâm lý mình cậy cục mãi mới xin được con vào trường nên cứ mặc sức tăng giá, ai cũng phải theo".
"Đắt là vậy nhưng muốn cho con vào học phải xếp hàng nửa năm còn chưa chắc đã được nên phải cố thôi", vị phụ huynh này nói.
Ngắc ngoải chờ "bão giá" tan
Với những người có thu nhập khá thì chuyện tăng giá học phí của con mình chẳng quá to tát, nhất là tăng học phí để con họ được đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng. Họ vẫn sẵn sàng chấp nhận đóng học phí cao hơn để con mình được hưởng một sự chăm sóc tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với những người có thu nhập thấp, vốn đang phải oằn mình gồng gánh, chống đỡ với cơn "bão giá", lại phải chịu thêm gánh nặng học phí của con thì lại không phải là chuyện nhỏ. Những phụ huynh này không cách nào khác đành phải xoay mọi hướng lo học phí cho con với hy vọng "cơn bão giá" sẽ nhanh tan.
Không chỉ các trường mầm non quy củ đàng hoàng mới tăng giá mà nhiều điểm giữ trẻ tại gia cũng đua nhau tăng phí với lý lẽ "oshin còn tăng giá nữa là".
Nhiều bố mẹ sẽ phải oằn lưng thêm để bữa ăn của các bé không bị vơi đi vì "bão giá"
Cậu con trai mới 15 tháng tuổi nên vợ chồng anh Trãi phải gửi con cho một bà hàng xóm với giá 800.000 đồng/tháng - vốn trước Tết chỉ có giá 700.000 đồng/tháng. Khi hỏi tại sao không thuê ohsin cho tiện vì mức lương cho oshin cũng tương đương, chị Trãi nói: "Tôi đã tính rồi, thuê osin cũng bằng đấy tiền mà lại phải nuôi ăn và gánh các chi phí sinh hoạt khác. Khi nào giá cả bớt đắt đỏ thì tôi lại tìm người giúp việc".
Còn cô con gái hơn 2 tuổi của anh chị Hiệp - Nga, dù ở nhà có bà nội trông nhưng anh chị vẫn lên kế hoạch ra Tết cho con đi học để cháu bạo dạn hơn. Quyết tâm là vậy, nhưng sau khi tham khảo một vòng, thấy những trường mà ưng ý học phí vốn đã cao, nay lại đội giá lên nên anh chị đành quyết định, cứ để bé ở nhà đến khi nào "bão tan" thì tính tiếp.
Vì thương con nên dù thu nhập không phải mức "xông xênh", anh Nam nhất quyết xin cho con vào một trường tư thục chất lượng cao với tiền học phí 1,3 triệu đồng/tháng. Một năm qua chắt bóp để cho con có được sự chăm sóc tốt nhất, nhưng nay "bão giá" cứ "dội" ầm ầm lên đầu, nên khi nhận được tờ giấy thông báo nhà trường sẽ tăng học phí thêm 300.000 đồng/tháng, anh đành dắt con sang trường một mầm non công lập trên phố Kim Ngưu xin học.
Chỉ khổ nỗi, khi thằng bé 4 tuổi thắc mắc vì sao phải chuyển trường, ông bố này đành cười méo mó: "Tại bố mẹ không chịu nổi nhiệt nữa rồi"...
Được biết, không chỉ các trường mầm non, nhiều trường tiểu học cũng đã thông báo thu thêm tiền ăn từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng đối với học sinh học bán trú.
Theo VietNamNet
- Sữa bột đồng loạt tăng giá (14:09:00 01/03/2008)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |