- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Hòa hợp trong chi tiêu
Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình nên quả là nhức đầu khi hai vợ chồng có những thói quen chi tiêu khác nhau. Sau đây là các giải pháp giúp vợ chồng bạn tìm được tiếng nói chung trong chi tiêu gia đình:
1. Hãy nói với nhau về vấn đề chi tiêu
Các cặp vợ chồng thông thường có khuynh hướng giữ trong lòng sự khó chịu bởi một số khoản chi, nhưng đến một lúc nào đó, sự khó chịu đó sẽ bùng nổ thành sự phẫn nộ. Thay vì lặng lẽ chịu đựng, hãy bộc lộ ra cho vợ hoặc chồng mình biết trước khi bạn không có giữ được bình tĩnh và dẫn đến cãi nhau quyết liệt.
2. Hãy tôn trọng nhau
Khi bàn về vấn đề chi tiêu của vợ hay chồng mình, hãy lưu tâm đến các cảm giác của cô/anh ấy. Thay vì kết tội họ đã chi tiêu quá tay, hãy nghĩ cách nào đó để trình bày vấn đề, không nên có thái độ chất vấn. Hãy chọn một thời điểm thích hợp mà cả hai vợ chồng đều cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng nói với cô/anh ấy rằng bạn hơi lo lắng về vấn đề tài chính của gia đình. Đừng quy trách nhiệm hoàn toàn cho cô/anh ấy.
3. Hãy xem lại những thói quen chi tiêu của bản thân
Hãy chọn thời điểm cả hai vợ chồng có thể ngồi lại với nhau và cùng xem qua các hóa đơn yêu cầu thanh toán. Hãy ghi ra chi tiết số tiền hai vợ chồng phải chi tiêu cho cả gia đình như các khoản điện nước, thực phẩm, chất đốt cũng như giải trí, ăn uống bên ngoài.
Đồng thời ghi ra từng cột những khoản vợ chồng chi tiêu riêng. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết được mình đã chi tiêu ra sao. Trong lúc bạn tức giận vì chồng bạn bỏ tiền ra mua các đĩa phim hay vật dụng riêng nào đó, có thể số tiền mà bạn đã chi cho mỹ phẩm và quần áo cũng chẳng kém gì anh ấy, thậm chí còn nhiều hơn.
4. Tạo lập ngân sách cho gia đình
Hãy nghĩ cách cắt giảm chi tiêu hợp lý. Nên đảm bảo rằng cả hai vợ chồng đều có cảm giác thoải mái cũng như vui vẻ tuân thủ các cách cắt giảm này. Cả hai phải nhận thấy rằng giây phút mình có cắt xén ngân sách để mua sắm ngoài kế hoạch, mình đã tự gây khó cho chính bản thân.
6. Lập tài khoản riêng biệt
Nếu bạn gặp khó khăn với việc chi tiêu, hãy tạo ra một khoản chung cho cả hai vợ chồng cùng đóng góp vào để trả cho các khoản chi tiêu của gia đình. Mỗi tháng, để đều đặn một số tiền vào tài khoản chung đó, và cuối năm đem khoản tiền còn dư gửi vào tài khoản tiết kiệm. Cả hai vợ chồng cũng nên đóng góp để lập ra một tài khoản tiết kiệm dùng chi tiêu khi về hưu hoặc những lúc cấp thiết.
Ngoài những khoản cố định này, nếu bạn có được một khoản tiền nào khác, bạn được quyền chi tiêu hay tiết kiệm riêng tùy ý. Biết được những nhu cầu cần thiết của mình sẽ được bảo đảm, bạn sẽ giảm bớt stress và không chăm chăm để ý thói quen chi tiêu của vợ hay chồng mình.
Theo Phụ Nữ TPHCM
- Khéo quản tiền nong (10:52:00 08/04/2008)
- Giá sữa chưa tăng trong tháng 4 (15:06:00 01/04/2008)
- Bí quyết để dành tiền (16:16:00 29/03/2008)
- Giá sữa lại chuẩn bị tăng (09:15:00 24/03/2008)
- TpHCM: Siêu thị tăng giá mạnh (09:31:00 20/03/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |