- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon mà không cần phải đặt chân vào ...
-
Đường phố và những mái nhà phủ một màu trắng xóa của tuyết.
Du lịch kích cầu mà vẫn ế
Chương trình kích cầu du lịch được các hãng lữ hành, Vietnam Airlines và VietJet Air phối hợp thực hiện khá tốt mấy tháng qua, tuy nhiên sự hưởng ứng của du khách không mấy khả quan.
Các hãng lữ hành đã giảm giá tour đến hơn 40% nhưng thị trường vẫn ảm đạm.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn (Phó Giám đốc Ban Tiếp thị truyền thông, Công ty Du lịch Vietravel), 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng của Vietravel vẫn giữ mức cao, vượt 31% doanh thu so với cùng kỳ 2011. Riêng thị trường tour trong nước, Vietravel có tỷ lệ tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ 2011, bên cạnh đó tour đi nước ngoài tăng gần 25% so với cùng kỳ 2011. Thực tế, Vietravel là một trong số ít doanh nghiệp du lịch đạt mức tăng trưởng khá trong sáu tháng đầu năm nay.
Trên bình diện chung, nhu cầu du lịch hiện nay đang có xu hướng giảm sút. TP HCM vốn là địa bàn trọng điểm về du lịch nhưng số công ty có mức tăng trưởng dương vẫn rất hạn chế. Giá tour hiện nay có chiều hướng ngày càng giảm trong khi vật giá đều tăng. Ông Mẫn cho biết, riêng trong dịp hè, trong tổng số trên 300 tour của Vietravel đã có gần 50 tour trong và ngoài nước áp dụng chính sách khuyến mãi ở từng giai đoạn, thời điểm nhất định do sự kết hợp giữa các hãng hàng không với những đối tác khác nhằm kích thích thị trường du lịch vốn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chung về sức mua.
Đồng quan điểm, ông Trần Văn Long (Giám đốc Công ty Du lịch Việt) cho rằng, du khách Việt đang quay lưng với tour nội địa. Theo ông Long, vấn đề đặt vé máy bay kích cầu hiện không khiến các doanh nghiệp du lịch quan tâm nhiều, bởi tình hình khách mua tour đang xuống khá thấp. “Nếu như trước đây, cùng thời điểm này, mỗi tuần Du lịch Việt bán được 3-4 đoàn đi Hà Nội thì nay chỉ còn một đoàn. Chính vì thế mà nhu cầu vé máy bay giá rẻ của các doanh nghiệp cũng không cao. Việc cạnh tranh mua vé kích cầu vì thế cũng không mấy gắt gao so với trước” - ông Long nói.
Theo ông Trần Thế Dũng (Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ), mặc dù giá tour hiện xuống khá thấp, chẳng hạn như tour Hà Nội hiện chỉ còn khoảng 8 triệu đồng (giảm hơn 2 triệu đồng so với trước), song cũng không dễ bán. “Sức mua tour nội địa đang giảm rõ rệt. Các doanh nghiệp lữ hành cũng liên tục làm mới tour, tung khuyến mãi, giảm giá, song thị trường vẫn ì ạch” - ông Dũng nhận xét.
Vé máy bay kích cầu chưa thực sự hấp dẫn
Ông Mẫn cũng cho biết, số lượng vé máy bay kích cầu từ Vietnam Airlines và VietJet Air thực sự không nhiều. Bên cạnh đó có đến 19 doanh nghiệp tham gia chương trình. Ước tính, số lượng vé kích cầu chỉ chiếm gần 20% lượng khách tham gia tour giảm giá của Vietravel. Vì thế, 80% còn lại, Vietravel phải kết hợp với những đối tác khác, như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch… để giảm giá, thu hút khách. “Vé càng rẻ thì điều kiện càng gắt, mà không phải tất cả vé kích cầu đều sử dụng được, do thói quen đi du lịch một cách rất tùy hứng của du khách Việt” - ông Mẫn nói.
Là phó trưởng nhóm kích cầu du lịch nội địa TP HCM, ông Trần Thế Dũng cho biết, những tháng trước đây, chính sách đặt vé của Vietnam Airlines khá ngặt nghèo. Hiện nay điều kiện đã thông thoáng hơn, như cho xác nhận chỗ trước 2 tháng… Bên cạnh đó, những đường bay hút khách vào cao điểm hè như Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang hiện cũng được Vietnam Airlines đưa vào chương trình kích cầu, chứ không hạn chế như thời gian đầu của chương trình.
“Sau ngày 15/8, Vietnam Airlines sẽ áp dụng giảm giá khoảng 200.000 - 250.000đ/khách trên các đường bay đến Huế, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Lạt… so với thời điểm hiện nay. Đây là một động thái rất tốt từ hãng hàng không này” - ông Dũng cho biết.
Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, trong thời điểm sức mua đang giảm sút như hiện nay, nếu Vietnam Airlines áp dụng chính sách thoáng hơn nữa thì sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp lữ hành. Chẳng hạn như VietJet Air, cho phép doanh nghiệp khi có khách mua tour mới đăng ký vé. Quảng Ninh: Du khách 'nản' du lịch vì sợ bị 'chặt chém' Chị Phương Anh (ở Hạ Long, một tiểu thương bán các loại trang sức ở khu chợ đêm) cho biết: “Các loại mặt hàng ở đây cũng tùy thời điểm bán. Mùa du lịch thì bán với giá cao hơn vì số lượng khách cũng nhiều và bán chủ yếu cho khách du lịch nước ngoài. Chẳng hạn với chiếc vòng ngọc trai hạt to khi gặp khách nước ngoài sẽ bán với giá 600.000 đồng/chiếc, còn với khách trong nước thì chỉ khoảng 300.000 đồng/chiếc. Và tùy vào đối tượng khách hàng, người nào dễ tính thì bán được giá cao không thì bán hạ xuống 'lựa cơm gắp mắm'”. Tại đây, các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ được coi là mặt hàng "cắt cổ" nhất. Mỗi một món đồ ở đây cũng có thể bán với giá tiền triệu, đơn cử như một chiếc thuyền để trưng bày được bán với giá 1.500.000-1.900.000 đồng/chiếc, những con vật tượng trương cho 12 con giáp giá cũng có giá dao động 900.000-2.000.000 đồng/chiếc, tùy thuộc vào chất liệu và kích cỡ. Chất lượng của các mặt hàng bán tại khu chợ được đánh giá theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Quảng cáo là các chuỗi hạt nơi đây là ngọc trai, va chạm cũng không có vết xước nhưng thực chất chỉ làm bằng nhựa. Nếu so các loại mặt hàng này bán ở Hà Nội thì sự chênh lệch giá là quá khập khiễng khi một chiếc thuyền cỡ lớn bán trong siêu thị cũng chỉ niêm yết 350.000-800.000 đồng/chiếc. Còn chuỗi hạt được quảng cáo là ngọc trai Hạ Long thì tại Hà Nội cũng bày bán tràn lan ở các khu chợ sinh viên với giá thấp hơn nhiều, mẫu mã phong phú. Các vị khách nước ngoài mua với giá 600.000 đồng/chiếc thì ở chợ Đồng Xuân chỉ bán với giá 230.000 đồng/chiếc. Tình trạng khách du lịch bị “chém” đẹp không chỉ diễn ra ở chợ đêm Hạ Long mà theo ghi nhận của phóng viên còn diễn ra khá nhiều nơi như khu vực các bãi tắm (các loại hình dịch vụ, các quán nước giải khát), khu chợ Quảng Ninh… Tại bãi tắm Bãi Cháy, đồ ăn uống bị “thổi” giá vô tội vạ, mức giá bán ra đều cao gấp 2 lần so với bên ngoài bãi. Trong đó, xúc xích có giá 20.000 đồng/chiếc, nước lọc 20.000 đồng/chai, nước dừa 40.000 đồng/quả đã qua pha chế. Đặc biệt, khu chợ Quảng Ninh (nơi nổi tiếng với các mặt hàng thủy hải sản tươi sống được khách du lịch ưu chuộng chọn mua mang về) có giá chênh lệch giữa các ki-ốt, khách mặc cả được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, không thì cũng đành chấp nhận “ngậm bồ hòn”. Thiếu tính quảng bá Chợ được xây dựng nhằm quảng bá sản vật của Hạ Long đến bạn bè trong và ngoài nước, với những sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng biển. Thế nhưng du khách tới tham quan không khỏi ngạc nhiên khi những mặt hàng này không thiếu ở những khu chợ ở chính nơi họ sống và không thấy được nét độc đáo ở một kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới, bởi các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là hàng Trung Quốc, trong đó nhiều nhất là túi sách, các loại giày dép, quần áo, mũ, kính... Linh (sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết: “Em đến Hạ Long du lịch và tới khu chợ này để tìm mua những món quà lưu niệm về tặng bạn nhưng sau khi xem em vẫn chưa lựa được món đồ ưng ý, vừa bước ra khỏi quầy thì chủ hàng đã là xa là xát mắng mỏ em, thậm chí còn nói những lời thô tục”. Trước thực trạng này, bà Hồ Anh Hoa (Phó Giám đốc Công ty TNHH Thanh Niên, Quảng Ninh - đơn vị quản lý chợ đêm Hạ Long) cho rằng: “Tình trạng 'chắt chém' như vậy thì chợ nào trên toàn quốc cũng có”. Cũng theo bà Hoa, về quan điểm thì không bao giờ có chuyện "chặt chém" giá dịch vụ đối với du khách, vì công ty có ban quản lý tự quản và các đoàn kiển tra rà soát liên tục về việc bán hàng. Tuy nhiên, trong khu chợ đêm Hạ Long có mấy trăm gian hàng, các mặt hàng đề niêm yết giá nhưng không thể quản lý được một trăm phần trăm nên việc “chặt chém” khách du lịch cũng có thể xảy ra. “Ban quản lý sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn về vấn đề này và kiểm soát giá niêm yết sản phẩm thường xuyên. Công ty luôn đưa việc bình ổn giá lên hàng đầu, vì thế ban quản lý chợ sẽ xây dựng nội quy đưa lên cao nhất, nếu như hộ kinh doanh nào vi phạm sẽ phải dừng bán hàng” - bà Hoa khẳng định.
Hạ Long là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới mới đang thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan. Tuy nhiên, nhiều du khách đã tỏ ra khó chịu bởi họ bị “móc túi” thường xuyên khi sử dụng các loại dịch vụ nơi đây.
Theo phản ánh của nhiều du khách, các loại mặt hàng chợ đêm Hạ Long khá phong phú nhưng lại bán với giá “cắt cổ”, mức giá bán các sản phẩm du lịch trong chợ đêm cao hơn 2-3 lần so với những nơi khác, đặc biệt khi gặp du khách nước ngoài thì các tiểu thương nơi đây tha hồ “chém” đẹp.
Chị Thanh Hương (khách du lịch ở Nam Định) nhìn nhận: “Mặt hàng ở đây khá là phong phú nhưng giá họ đưa ra cho các mặt hàng này quá cao, nếu không biết cách mua thì có thể bị 'hớ' 2-3 lần. Theo tôi chỉ nên xem chứ không nên mua các sản phẩm lưu niệm ở đây”.
Theo Phunuonline / Dân Trí
- Hà Nội: Kem bơ phố Bà Triệu (00:21:00 17/07/2012)
- Hà Nội: Phômai que số 15 Tạ Hiện (16:06:00 13/07/2012)
- Mỳ Quảng 30.000 đồng ở Hà Nội (09:55:00 11/07/2012)
- Tư vấn du lịch đảo Lý Sơn (14:48:00 06/07/2012)
- Quán mỳ chua ngọt Hàn Quốc ở Hà Nội (10:54:00 05/07/2012)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |