- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
12 điểm ngập úng trong trung tâm Hà Nội
Ngày 5/11, Hà Nội giảm được 1 điểm ngập tại phố Trần Bình Trọng so với chiều ngày 4/11 (ngày có lượng mưa bổ sung với tổng lượng mưa đo được tại khu vực nội thành từ ngày 1- 4/11 là 558,7mm.
Người tham gia giao thông cần tránh các tuyến đường úng ngập như: Nguyên Hồng, Nguyễn Chí Thanh-Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình); đường IF Thái Hà, Thái Thịnh, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Ngọc Thạch, Lương Đình Của, khu tập thể nam Thành Công (quận Đống Đa), đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy); đường Giải Phóng từ bến xe Giap Bát đến bến xe Nước Ngầm, khu tập thể Tân Mai, đường Trương Định - vận tải hàng hóa... Trong đó, những điểm úng ngập sâu từ 0,2-0,25m giao thông có thể đi lại bình thường.
Công ty Thoát nước đang bố trí lực lượng dàn xe cơ giới thông tắc, giải quyết thoát nước tại 5 điểm Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của; Nguyễn Lương Bằng, Hồ Ngọc Khánh, Huỳnh Thúc Kháng- Láng Hạ; Trần Duy Hưng. Hiện mực nước tại những điểm này đã rút so với ngày hôm qua từ 15 đến 20 cm.
Một số hồ đã được đóng cửa để ưu tiên rút nước trên hệ thống như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Thành Công, Giảng Võ. Một số hồ thoát trực tiếp ra sông, mương Công ty vận hành cửa phai để nước tại các điểm úng ngập vào hồ như hồ Ngọc Khánh, Đền Lừ...
Công ty bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý ngay các hiện tượng hư hỏng, sập vỡ, mất nắp ga, nắp ghi thu tấm đa rãnh và thay thế kịp thời. Đồng thời vận hành ổn định và an toàn 11 tổ bơm thuộc trạm bơm Yên Sở đảm bảo hết công suất 45m3/s.
Bên cạnh đó, Công ty chỉ đạo CBCNV tham gia phối hợp với chính quyền các phường có các điểm bị úng ngập để chở hàng cứu trợ, vận chuyển người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn; khi nước rút, phối hợp với các quận thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đối với các khu vực nước đã rút, bố trí lực lượng đi tua vỉa, làm vệ sinh hàm ếch, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hoang đảo bị 'bỏ quên' giữa lòng Hà Nội
Cả khu vực Tổ 24, Phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội mất điện, nước suốt 3 ngày liên tục. Bị cô lập giữa ốc đảo mênh mông nước, có cặp vợ chồng già phải trệu trạo nhai mì tôm sống 2 ngày liền. Mọi sinh hoạt khác đều trong tình trạng bi đát.
Chợ không họp, đường đi lại khó khăn, không có bóng dáng cứu hộ vì nước ngập quá sâu, nhiều gia đình lâm vào cảnh điêu đứng.
Ngay sau trận mưa đêm thứ 31/10), sáng 1/11, gần như toàn bộ tổ 24 , phường Yên Sở, quận Hoàng Mai (khu vực có rất nhiều hồ điều hòa và gần với trạm bơm Yên Sở) đã chìm trong biển nước, điện bị cúp từ ngay tối 31/10.
Chị Thu Trang, nhà ở Tổ 24, phường Yên Sở, là nhân viên của một công ty truyền thông lớn ở Hà Nội chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những gì đã diễn ra trong trận mưa lũ vừa qua: “Chiều 31/10, chồng tôi đi từ 5h chiều đến 12h đêm chưa về tới nhà, mưa lớn và nước ngập nhanh quá khiến tôi trở thành “cửu vạn” thực thụ khi cùng với người giúp việc khênh được cả máy giặt, tủ lạnh đặt lên trên bệ bếp. Sau đó thì dùng gạch và tất cả những thứ có thể kê được để nâng cao đồ đạc lên”.
Chiếc giường được kê mỗi góc 5 viên gạch, chênh vênh nhưng may là vẫn nổi được trên mặt nước. Toàn bộ sinh hoạt của cả nhà và đứa con nhỏ hơn 1 tuổi diễn ra trên “đảo nổi” là chiếc giường.
Vợ chồng ông Bằng, hàng xóm nhà chị Trang phải ăn mỳ tôm sống suốt hai ngày vì nước ngập vào bếp, ngập luôn cả bình gas, điện mất nên chẳng cách nào để nấu nướng được. Mọi sinh hoạt, vệ sinh của ông đều diễn ra ngay trong… nhà!
“Thật khủng khiếp nhưng toilet cũng bị ngập rồi nên đi vệ sinh trong nhà hay lội ra sân đâu có khác gì nhau” - ông Bằng rùng mình kể lại.
Sang ngày mưa thứ ba, nhiều nhà sốt ruột, không cầm cự được đã phải sơ tán trẻ con đi. Trẻ con được người lớn kiệu lên vai hoặc ngồi lên chậu nhựa, thùng xốp, đẩy đi trong biển nước mênh mông. Có nhà còn dỡ cả bể tôn đựng nước làm… thuyền. Từ tổ 24, lội nước sâu ngang ngực, đi khoảng 1km ra đến đường Tam Trinh mới thoát ngập.
Trong 3 ngày, từ tối 31/10 đến mùng 3/11, gần như cả tổ 24 bị cô lập với thông tin bên ngoài. “Khu này đang làm đường dẫn lên cầu Thanh Trì, bình thường đã ngổn ngang với nhiều hố, ao, đi lại khó khăn, đến khi ngập lụt, việc di chuyển càng gian nan, nguy hiểm gấp bội. Thế nhưng, không hề thấy bất cứ thuyền cứu hộ hay bóng dáng của người nhà nước ở đây”, một người đàn ông cư trú tại khu vực này kể lại.
Sau 3 ngày cầm cự, giữa trời mưa, gia đình chị Phượng và nhiều gia đình khác ở Tổ 24 đã phải lướt thướt vượt lũ, sơ tán lên nhà người quen.
“Con gái tôi mới 1 tuổi, ở lâu thế này cũng không ổn, vì đi trong nhà mà lội đến bắp đùi rồi, nước thải thì chắc rằng ô nhiễm lắm, điện không có, nước sạch không có thì dùng tạm nước mưa, nhưng đồ ăn cũng không còn gì, chợ không họp, ở lại thì có tiền cũng… chết đói” - chị Phượng phân trần.
iện tại, khu vực Tổ 24, Phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, vẫn là khu vực ngập sâu và bị ô nhiễm nặng. “Có lẽ sau khi nước rút hẳn, phải mất 1-2 tuần dọn dẹp, vệ sinh đồ đạc và khử trùng, chúng tôi mới dám về nhà ở. Cuộc sống chưa bao giờ bị xáo trộn nặng nề như lúc này” - chị Trang mệt mỏi nói.
Theo VTC
/ TTXVN- Hết mưa chưa hết lo (10:29:00 04/11/2008)
- Nuôi con nhỏ trong ngày lụt (15:43:00 03/11/2008)
- Hà Nội: Những điểm còn ngập (07:58:00 03/11/2008)
- Cuộc sống người Hà Nội sau mưa (19:41:00 02/11/2008)
- Vợ đẻ, đám ma... khốn khổ vì lụt (11:02:00 02/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |