Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hà Nội: Những điểm còn ngập

07:40:30 03/11/2008

Tính đến 20h ngày 2/11 vẫn còn 50 điểm úng ngập tại 6 quận.

Quận Ba Đình: Núi Trúc, Giang Văn Minh-Kim Mã, Cổng nhà máy nước Yên Phụ; Liễu Giai-Vạn Bảo; Đào Tấn, khách sạn Daewoo, Kim Mã-Ngọc Khánh, Nguyễn Chí Thanh, cổng trường Chu Văn An-Thuỵ Khuê, Lạc Long Quân (đoạn đang sửa chữa).

Quận Đống Đa: Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hồ Đắc Di, Tây Sơn, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, từ số nhà 184-534 đường Trường Chinh, 596 đường Láng, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Láng Hạ, Thái Thịnh.

Hình ảnh ngập ở Láng Hạ và Huỳnh Thúc Kháng

 










Quận Hoàng Mai: Định Công, Trương Định, Pháp Vân, Giải Phóng, Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Cảnh, Đại La, Minh Khai, Thanh Nhàn, Pháp Vân-Tam Chinh.

Quận Long Biên: Nguyễn Văn Cừ, Ngã ba cầu Chui, chân cầu Vĩnh Tuy, đường dẫn lên cầu Thanh Trì.

Quận Cầu Giấy: siêu thị BigC, Xuân Thuỷ, Phạm Hùng, Trần Bình vẫn úng ngập.

 
Phố Trung Kính

Quận Thanh Xuân: nước đã rút, tuy nhiên vẫn còn 3 điểm úng ngập là Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương.

Hình ảnh ngập ở Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng

 





Hình ảnh ngập ở Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh

 





Cầu Long Biên

 

Đón dâu ngày mưa

Ngày vu quy của đôi bạn trẻ ở làng La Tinh (Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hôm qua có lẽ là đám cưới độc nhất vô nhị. Không giống với các cô dâu chú rể ở nội thành, mưa vẫn đi ôtô, đôi uyên ương này dón dâu bằng... thuyền. Nhà trai cách nhà gái không xa nhưng vì gần ruộng, nước lên cao "san bằng" đường đi nên hai họ quyết định lội nước đi đón dâu.

Cô dâu mặc áo sơmi trắng, quần tối màu bước lên thuyền hoa bằng tôn, nhỏ chỉ vừa đủ hai người, người nhà chú rể theo sau đẩy chiếc thuyền. Cả tân nương và tân lang đều sắn quần, đi chân đất còn hai họ lội bộ theo sau và... té nước vào hai người thay vì pháo bông. Chỗ nào nước to, chú rể và cô dâu cùng lên thuyền để mọi người đẩy. Nước lũ cao đến thắt lưng người nhưng có vẻ như vẫn không làm nản lòng các vị khách trẻ.

 



















Đám cưới giữa ngày mưa lũ

Mấy hôm nay, mặc dù cơn mưa bất thường biến nhiều con đường trong thành phố thành "sông" nhưng thỉnh thoảng trong đám người-xe tắc nghẹt ấy vẫn thấy xe cô dâu chú rể kết hoa tươi "bon chen" cùng dòng người vượt lũ.

Đám cưới nhà bà Mai (ở Thái Thịnh) diễn ra đúng hôm thứ sáu mưa to vừa rồi. Con ngõ nhỏ dẫn vào nhà chú rể ngập đến bẹn khiến cả khách và gia chủ đều khóc dở mếu dở giữa cảnh tượng ngập lụt. Khách đã mời, cỗ đã đặt, mọi thứ đâu vào đấy hết cả vậy nên không thể đùng một cái nói hoãn là hoãn được. Vậy là đành để đám cưới diễn ra trong mưa lũ.

Phía trong sân, bàn ghế kê ngay ngắn trong... nước. Mặc dù từ sáng sớm, bà Mai đã sai mấy cậu cháu hút nước ra ngoài nhưng "bốn bề là nước", nhìn đâu cũng thấy nước nên không thể thoát ra hơn được nữa. Trên bàn, mâm cỗ đã dọn sẵn chỉ chờ khách tới ngồi vào là "khai cuộc" vậy mà đã quá giờ mời cơm vẫn chỉ có vài người rải rác khoác áo mưa, sắn quần quá đầu gối lội nước bì bõm từ đầu ngõ tới.

"Thả" chân dưới nước, các vị khách cố gắng thưởng thức "bữa cơm bụi giá cao" nhanh nhanh rồi lại vượt lũ ra về. Cả khách bố mẹ và con cái cũng ngót ngét gần hai trăm người nhưng chỉ có chưa tới nửa số ấy là tới dự, còn lại "do đường xá lụt lội nên báo hoãn". Nhìn già nửa mâm cỗ thừa, bà Mai buồn rầu chía sẻ: "Khách đến được âu cũng là bạn bè thân thiết làm cùng cơ quan, nể nhau, không đến không được. Nhìn khách sắn quần cao đi ăn cưới, tôi cũng lấy làm e ngại. Nhẽ ra ngày này là dịp để bạn bè, họ hàng chia sẻ niềm vui nhưng hóa ra lại thành bắt tội nhau".

Ăn cỗ đã khổ, lúc đi đón dâu còn khổ sở hơn. Để tránh dắt díu nhau đi đông, nhà bà Mai chỉ cử một xe chú rể và một xe khách 12 chỗ đi đại diện. Đi trước hàng tiếng đồng hồ và phải khó khăn lắm mới đến được nhà cô dâu. "Sóng" mạnh từ những chiếc xe trên đường đã "vùi hoa, dập liễu". Không khí ở nhà gái cũng không khá khẩm hơn, khách vắng tanh, chủ yếu là người nhà và phục vụ. Cô dâu chú rể xúng xính trong những bộ váy áo đẹp, tắc đường, cũng phải ra khỏi xe, "dạt" hết lên vỉa hè "lánh nạn" vì xe hoa không tài nào "vượt cạn" nổi.

Gia chủ đã vậy, nhiều nhà nấu cỗ cũng không kém phần "vất vả" những ngày này. Để phục vụ khách hàng chu đáo, nhiều cơ sở huy động tất cả các phương tiện để vận chuyển cỗ. Không ít nhà dùng cả xe bò, xe tải để mang cỗ tới đúng giờ cho khách. Một cơ sở chuyên phục vụ cỗ có tiếng ở Cửa Đông (Hà Nội) cho biết, từ hôm có mưa to tới giờ chưa có khách nào báo hoãn cỗ. Những ngày đẹp trong tháng 11 đã kín lịch và mưa to đến mấy họ vẫn phục vụ.

Tuy nhiên, giá cả các mâm cỗ ngày mưa lũ cũng biến động theo "mực nước lên". "Thực phẩm khan hiếm lại đắt đỏ, chúng tôi có tăng giá lên một chút nhưng cũng không nhiều vì còn giữ khách. Bình thường, một mâm cỗ trung bình có giá khoảng 510.000đ nhưng những ngày mưa, khi giá một mớ rau muống lên tới 30.000đ/mớ như này thì giá khoảng 530.000đ hoặc hơn tùy theo thực đơn. Mấy hôm vừa rồi, nhà tôi dùng xe máy để vận chuyển cỗ. Thức ăn để vào khay sau đó phủ áo mưa lên trên đảm bảo không bị vào nước." - chị Liên, một nhân viên làm dịch vụ nấu cỗ ở Thái Thịnh cho biết.

Mưa vẫn tiếp tục rơi và "sóng" nước trên đường vẫn tiếp tục vỗ vào... vỉa hè oàm oạp nhưng không vì thế mà làm "nản lòng" các đôi uyên ương. Xe hoa vẫn "chen mình" giữa dòng nước ngập, cô dâu, chú rể tím tái vì lạnh nhưng vẫn cười tươi hạnh phúc.

Theo Ngôi Sao / Dân Trí

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo