- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Nuôi con nhỏ trong ngày lụt
Không tivi, không internet, cơm phải nấu bằng bếp gas, bếp than tổ ong, đi ở nhờ nhà bạn bè, người thân..., nhiều người phải tự thích nghi với trận ngập lụt bất ngờ tại Hà Nội.
Đến hôm nay, ngày đầu tuần mà chị Nga (24 tuổi, ở phường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa thể về nhà. Chị và bạn cùng phòng phải đi tá túc nhờ ở chỗ bạn thân ở khu Bạch Mai từ hôm thứ sáu tuần trước. Đến tối hôm qua, 2/11, chị Nga gọi điện về khu nhà, mọi người ở đó nói vẫn chưa có điện nước và bảo chị cứ "yên tâm" mà đi tránh lụt. "Tôi cũng rất ngại, phòng bạn tôi không rộng rãi, lại có thêm một người khiến cho không gian càng chật chội. Nhưng cũng vì bất đắc dĩ nên cố khắc phục thôi, chứ về nhà, điện nước cả khu không có, tầng 1 thì vẫn ngập, khổ lắm" - chị Nga cho biết. |
Nhà chị Hà (nhà ở Mỹ Đình, Từ Liêm) cũng bị mất điện từ hôm thứ sáu đến tận chiều chủ nhật mới có. Mọi sinh hoạt gia đình gần như đình trệ. Mới sinh cậu con trai được hơn hai tháng, nhà cần nhiều nước để giặt giũ. Không có, cả nhà thay nhau hứng nước mưa để vừa dùng nấu ăn vừa giặt giũ, tắm rửa. Khổ nhất là đi vệ sinh, không ai bảo ai đều phải tiết kiệm nước, khiến toilet lúc nào cũng phải xịt nước hoa để giảm bớt mùi.
Chị Hà nói: "Cháu bé tè nhiều nên vừa giặt xong là cả nhà thay nhau dùng bếp than của cụ nội để sấy khô. Mọi lần, có điện, máy giặt chạy được, quần áo không cần phải phơi lâu". Mưa lớn, ngập đến ngang bụng, nhiều gia đình chỗ chị Hà cũng phải tự khắc phục. Nhiều nhà không có đồ dùng để tích nước, nên không tắm giặt gì trong suốt gần 3 ngày. Cũng do mưa bất ngờ nên có gia đình không chạy ra ngoài được để mua nến thắp, đèn xạc điện cũng chỉ được vài tiếng nên chỉ khi nào cần lắm mới sử dụng tới chiếc đèn.
Khu Nam Đồng.
Cũng từ hôm thứ 6 đến giờ gia đình chị Nhung ở khu hồ Ba Mẫu, phường Phương Liên, phải sống trong tình trạng như nhiều nơi bị ngập lụt trong thành phố. Cả hai vợ chồng làm nghề viết lách, mưa to, không ra khỏi nhà được. Mất điện, Internet không có, mọi liên hệ gần như bị "tê liệt". Anh chồng khỏe chân, khỏe tay và khỏe... lội nước được nên cố đến cơ quan hoặc qua nhà bạn sử dụng nhờ mạng.
Nhà có con nhỏ nên dù bất cứ giá nào, chị Nhung cũng phải nấu cơm cho con. Bếp gas chưa bao giờ được sử dụng hữu ích đến thế. "Chồng ra ngoài khỏi biển nước được nên tôi giao nhiệm vụ cho anh ấy đi chợ vì phải đảm bảo sức khỏe cho con. Người lớn ăn gì cũng xong nhưng bọn trẻ cần đủ dinh dưỡng như mọi ngày" - chị Nhung cho biết.
Trong mấy ngày mưa, bé Tun chơi với bố mẹ cả ngày, chán lại nhớ đòi xem hoạt hình nhưng cu cậu cũng biết là không có điện nên thôi không đòi. Con sợ bóng tối nên lúc nào, cũng phải kè kè nến thắp sáng trong phòng. Cả nhà cũng được đi ngủ sớm hơn mọi ngày, dậy muộn hơn. Cũng may, nhà có bể nước ngầm nên không phải lo lắng đến việc này như nhiều gia đình quanh khu.
Mấy ngày qua, chị Nhung phải ở nhà, không làm việc, không điện thoại, không Internet... vì mất điện. Khi chồng ra ngoài, chị phải nhờ anh mang điện thoại đến cơ quan xạc pin. Đến khi xạc được, cả đống tin nhắn, cuộc điện thoại nhỡ mọi người gửi, gọi đến hỏi thăm tình hình bị ngập lụt. Đến sáng nay, ra được khỏi nhà, đến cơ quan, công việc đầu tiền là trả lời toàn bộ tin nhắn của bạn bè, người thân.
Siêu thị khan hàng, chợ vẫn đội giá
40.000 đồng một mớ rau muống, 20.000 đồng cây cải bắp vừa sâu vừa úa, 185.000 đồng một kg thịt bò. Nguồn cung ứng chưa trở lại bình thường sau mấy ngày mưa lũ khiến giá thực phẩm cứ thi nhau đội lên.
2 ngày trời cầm hơi bằng hộp thịt bò hầm, chị Hương ở phố Huế, Hà Nội thấy nóng ruột, miệng đắng ngắt. Ông xã công tác xa nhà, lười nấu ăn, nên có thứ gì trong tủ lạnh chị lôi ra xài cho bằng hết. Nay đồ dự trữ đã hết, chị đành xách túi ra chợ mua đồ về nấu nướng.
Ra tới chợ Hôm lúc 7h sáng nay, chị thấy lèo tèo vài hàng rau, thịt, giá bị hét lên khá cao. “Mới có một tuần không đi chợ và tôi thấy giá cả leo thang chóng mặt. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một mớ rau muống bị hét lên 40.000 đồng”, chị Hương than thở.
Thấy chị Hương thắc mắc, cô bán rau còn dọa rằng trận mưa lớn quá khiến cho nhiều vùng trồng bị ngập nặng, nếu không mua hôm nay mai chẳng có hàng. Sau một hồi cò kè mặc cả, chị Hương đành rút ví ra trả 35.000 mớ rau muống, 20.000 đồng cây cải bắp, 5.000 đồng cho 3 cây xà lách.
Tại chợ Nam Đồng sáng nay, nước chưa rút hết nên hàng quán vắng vẻ hơn thường lệ. Từ 6h30 sáng, nhiều bà nội trợ đã có mặt để tranh thủ mua đồ dự phòng cho mấy ngày tới được dự báo là mưa vẫn còn tiếp diễn. Giá ở đây cũng cao không kém chợ Hôm. Một mớ mùng tơi 12.000 đồng, tăng 3.000 đồng so với hôm qua. Một củ su hào ngày thường già 5.000 đồng nay tăng lên 11.000 đồng. Thịt lợn dọi giá 120.000 đồng một kg, tăng gấp đôi ngày thường. Thịt bò thăn giá 185.000 đồng một kg, đắt hơn 15.000 đồng so với ngày hôm qua.
Không phải khu vực nào của Hà Nội cũng trong tình cảnh khan hiếm thực phẩm, giá cả leo thang. Nhiều chợ ở quận Tây Hồ, rau xanh ít hơn và đắt hơn thường ngày một chút, song thịt, cá vẫn dồi dào. Chị Thủy, chủ quầy thịt bò ở chợ Quảng An bức xúc: "Tôi đi lấy hàng vẫn như mọi ngày, không hề thiếu. Có thể là ở những chợ bị ngập, họ không mang hàng vào được. Nhưng hét giá cao tới 185.000 đồng một cân thăn bò thì kinh quá. Họ lợi dụng tăng giá thì có".
Hàng tôm, cua, cá hôm nay chưa mở trở lại. Từ hôm qua, mặt hàng này được coi là của quý của hiếm và được mua hết veo từ sáng sớm. Hầu hết người tiêu dùng đều có chung tâm lý mua hàng tích trữ cho mấy ngày tới phòng khi mưa lũ diễn biến phức tạp.
Theo chị Mai chủ cửa hàng rau sạch ở chợ Nam Đồng thì những ngày tới giá các mặt hàng rau sẽ tiếp tục đắt đỏ. Mưa lũ khiến cho nguồn cung ứng tại khu vực Vân Nội, Đông Anh, Thanh Trì, Hà Tây bị ảnh hưởng, rau bị dập lá, nhàu thân...
"Xếp hàng" và "tranh nhau mua" là những thuật ngữ để chỉ sự khan hiếm hàng hoá ở chợ Đoàn Thị Điểm. Một củ cải trắng được chào bán với giá 10.000 đồng. Xà lách ngày thường cũng chỉ 20.000 đồng nay đội giá lên 45.000 đồng cho mỗi kg. Su su, rau ngót, rau cần, cải thảo giá tăng vùn vụt. Một số loại rau dự trữ như khoai tây, bí xanh đều không còn hàng, thịt lợn, đậu phụ, mỳ tôm thì cháy chợ, người dân đổ xô đi mua trứng do thông tin tình hình mưa còn kéo dài thêm vài ngày tới.
Tại siêu thị Thái Hà và Intemex phố Hào Nam, Fivimart, Hà Nội, các loại rau xanh, trứng gà, hải sản đông lạnh đã được các bà nội trợ “vét” sạch từ sáng qua. Hầu hết những siêu thị này chỉ còn đồ khô, nước uống. Sáng sớm nay, các siêu thị đã huy động hết nguồn nhân lực để chuyển đồ về cung ứng song cũng không đáp ứng được nhu cầu tăng gấp 4 lần bình thường.
Từ sáng qua, cả 5 siêu thị thuộc hệ thống Intemex ở Hà Nội đều trong tình trạng cháy hàng. Không chỉ rau xanh, thực phẩm tươi sống mà cả đồ hộp, đồ khô cũng không đáp ứng được nhu cầu tăng 3-4 ngày thường. Thiếu hàng, một siêu thị của Intemex ở Định Công phải đóng cửa.
Người phụ trách đối ngoại của Intemex cho biết kho hàng của công ty nằm ở khu vực Giáp Bát, Hà Nội. Mấy ngày qua, mưa lớn khiến cho khu vực này ngập nặng, mọi ngả đường vào kho đều bị chắn. Hàng có trong kho không vận chuyển được ra ngoài khiến cho tình hình càng thêm khan hiếm.
Theo bà Doãn Thị Thành, Phó giám đốc Công ty siêu thị Hà Nội - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), mấy ngày qua công ty đã huy động tối đa hàng dự trữ từ kho đông lạnh song tình hình ngập nước tại các tuyến đường khiến việc vận chuyển rất khó khăn. Từ hôm qua, nước bắt đầu rút, nhiều tuyến đường đã thông nên công tác vận chuyển có vẻ thuận lợi. Đến chiều tối nay các mặt hàng thiết yếu như gạo, đồ hộp, mỳ gói, trứng…sẽ đầy đủ để cung cấp cho người tiêu dùng trong những ngày mưa lớn như hiện nay.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năn bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm, lương thực, rau quả cho thị trường. Các doanh nghiệp, nhất là Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro được yêu cầu tăng cường các biện pháp để bảo đảm nguồn hàng, giữ ổn định về số lượng, chất lượng, phòng tránh việc tăng giá tùy tiện, hoặc “đứt” hàng tại chợ, siêu thị… Xe ôtô trọng tải trên 1,5 tấn sẽ được tạo điều kiện chở hàng vào các điểm tập kết để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con.
Công sở đầu tuần vắng hoe vì nước ngập
Vào đầu giờ sáng đầu tuần (3/11), nhiều cơ quan tại Hà Nội vắng ngắt vì nhân viên đã không thể đi làm hoặc không thể đến cơ quan đúng giờ vì nước ngập.
Theo quan sát của PV vào đầu giờ sáng 3/11, ở nhiều quãng đường vẫn còn bị ngập, một số người đã phải quay xe tìm đường khác, một số thì đứng ngẩn ngơ nhìn đoạn nước ngập rồi "liều mình như chẳng có", phóng vù vào chỗ lội để kịp giờ đến cơ quan. Nhưng rồi lại phải ì ạch xuống dắt bộ vì xe chết máy...
Đường phố đầu giờ sáng thứ 2 hiếm thấy ai đi giầy chỉnh tề. Nhiều người loẹt quẹt dép lê. Thậm chí, có người còn áo rét ở trên, quần đùi ở dưới để đến cơ quan, rồi chui vào toilet mới mặc quần dài cho khỏi ướt.
Đấy là những người còn "có đường để đi làm", chứ nhiều người vì cảnh ngập nước, đành ngồi nhà gọi điện... xin sếp cho nghỉ làm sáng nay.
Chị Nga, ở Hà Đông cho biết, mấy ngày nay, khi nhà chị bị cô lập, cả nhà đành "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Sáng thứ 2 đầu tuần, hai vợ chồng chị vẫn chưa thể đi làm, vì "nếu mò đến được cơ quan thì chắc vợ chồng tôi thành con chuột lột nên đành xin cơ quan nghỉ làm".
Chị Thuận, ở đường Trung Kính kể: "Hiện tầng 1 nhà tôi vẫn nước ngập đến bắp chân. Đấy là ở trong nhà chứ ra đến ngoài ngõ thì ngập đến thắt lưng. Nước không rút, không đi chợ được, mấy ngày nay nhà tôi toàn ăn cá khô. Hôm nay thì thịu không thể đến cơ quan được, đành xin nghỉ".
Sáng nay, một số trường mầm non vẫn bị chìm ngập trong nước mưa nên học sinh mẫu giáo không thể đến trường. Tuy nhiên một số trường Tư Thục ở chỗ cao ráo vẫn nhận học sinh.
Chị Lan Anh, ở Nhân Chính, giáo viên trường mầm non cho biết: Trưa thứ 6 tuần trước, lớp chị dạy vẫn có hơn 10 em học sinh đến lớp. Tuy nhiên, đến buổi trưa hôm đó, chị phải gọi điện cho phụ huynh đến đón con về vì nước ngập, mất điện, không có nước để nấu cơm cho các con. Đến hôm nay nước chưa rút, chưa có điện, không thể bơm nước nên vẫn phải cho các em nghỉ học.
Sáng nay, anh Hữu Phong (Thị trấn Trôi, Hoài Đức) chuẩn bị dắt xe ra khỏi nhà để đi làm nhưng xoay sở mãi anh không thể nào đưa xe ra khỏi nhà được. Toàn bộ ngôi nhà anh cao hơn mặt đường 40 phân hiện vẫn như một hòn đảo nhỏ giữa mênh mông nước.
Chưa bao giờ nước ngập nhiều như thế. Anh Phong chắc bẩm, con đường 32 từ nhà đến cơ quan ở Cầu Giấy hơn 7km mọi khi chỉ cần mưa nhỏ đã có nhiều đoạn ngập úng, thì chắc chắn lần này không thể đi được.
Anh đành gọi điện xin nghỉ làm vì điều kiện thời tiết. Anh bảo: “Đó là một lý do nghỉ làm chưa bao giờ có. Chưa bao giờ tôi hình dung nhà mình có thể bị bao vây bởi nước như thế này, quá kinh khủng! Mấy ngày mưa chỉ ở trong nhà tôi rất bức bí, khó chịu và thấy mình vô dụng”.
Thay vì đến cơ quan với giấy tờ sổ sách thì nhiệm vụ bất đắc dĩ của anh Hải không phải là đến Trung tâm phát triển quỹ đất mà là ở nhà để… tát nước. Nhà anh Hải nằm ở Nhổn, nước vào nhà ngập ngang đầu gối. Cả hai ngày cuối tuần, mọi người trong gia đình mỗi người một tay sắn quần tát nước và kê chắn để nước không vào nhà, nhưng tình hình cũng không cải thiện được là bao.
Cho đến sáng hôm nay đã sang tuần làm việc mới, anh vẫn bất lực ở nhà, mở ti vi, nằm ngủ và …mong nước rút hết. Nói chuyện điện thoại với đồng nghiệp, anh Hải chỉ còn cách trêu đùa: “Công việc cứ dồn lại mấy hôm nữa thức đêm thức hôm ở lại cơ quan làm nhé! Bây giờ coi như đi du lịch giữa đảo xa”. Đồng nghiệp cũng chỉ biết cười xòa, vì đó là chuyện chẳng đành và chẳng ai mong muốn.
Bao "gian khó" mới đến được cơ quan
Tại một cơ quan chuyên về kỹ thuật đóng tàu trên đường Trần Hưng Đạo, sáng nay cũng như mấy ngày mưa lũ vừa qua, nhiều nhân viên vẫn phải nghỉ làm vì nhà ở khu vực trũng, nước ngập ngang người không thể đến cơ quan được.
Tại các phòng làm việc, đã 8h30 chỉ thấy lác đác 4 đến 5 người đến. Một nhân viên của phòng Thương mại cho biết: “Đợt lũ kéo dài này khiến nhân viên trong cơ quan có nhà ở trong vùng trũng như Văn Điển, Giáp Bát, Mỹ Đình, Linh Đàm… phải nghỉ việc vì không thể ra đường được”.
8h40, chúng tôi gặp anh Hùng nhân viên của cơ quan này đang tất tả xắn quần xắn áo, tay cầm áo mưa đến cơ quan. Anh Hùng cho biết: Nhà anh ở tận Linh Đàm, nhưng vì trời mưa nước ngập nên mấy ngày nay hầu như anh phải xin nghỉ làm vì nước ngập không ra đường được.
Sáng nay, anh có đem xe máy ra để đi lên cơ quan. Nhưng vừa phi xe ra đến gần hồ Linh Đàm thì xe bị ngập nước rồi chết máy. Anh phải gửi xe lại tòa nhà gần đường rồi bắt xe ôm ngược đường Kim Giang ra đường Ngã Tư Sở lên cơ quan.
Như anh Hùng sáng nay đi đã khổ, với chị Hằng việc đi làm còn khổ hơn nhiều. Cơ quan của chị Hằng đóng đô trên khu Mỹ Đình ngập nước 4 phía xung quanh, còn nhà chị ở khu Bệnh viện 103 cũng đang chìm trong biển nước.
9h sáng, sau bao nhiêu công sức vượt lũ đến cơ quan thì chị nhận được thông báo: "Hôm nay nước vẫn chưa rút nên các nhân viên tiếp tục được nghỉ. Đến hôm nào nước rút thì anh em cán bộ công nhân viên mới phải đi làm".
Chị Thu, làm ở FPT kể: "Vì nhà ngập, lại đi xe ga nên tôi phải lội bộ ra ngoài đường, bắt xe ôm đến cơ quan. Đến chỗ lội lại xuống đi bộ. Cứ như vậy ba chặng bắt xe ôm, mất 40.000 đồng thì cũng đến được cơ quan vào lúc 9h30. "Lúc về chắc cũng phải mất số tiền tương tự".
Hôm nay (3/11), rất nhiều công sở ở Hà Nội đã đảo lộn nho nhỏ sau 3 ngày Hà Nội ngập nước.
Theo Ngôi Sao / VnE / VNN
- Hà Nội: Những điểm còn ngập (07:58:00 03/11/2008)
- Cuộc sống người Hà Nội sau mưa (19:41:00 02/11/2008)
- Vợ đẻ, đám ma... khốn khổ vì lụt (11:02:00 02/11/2008)
- Cuộc sống trung tâm Hà Nội ngày lụt lội (10:42:00 02/11/2008)
- Khởi tố 'ác mẫu' ở Gia Lai (19:21:00 31/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |