Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ái Vân vui bên hạnh phúc mới

17:54:10 17/05/2013
Nếu nghe được tâm sự thật về thành công và lận đận của chị, bạn sẽ phải rơi nước mắt.Ngày tôi học nhạc viện có người chê tôi hát nhạt, vì họ cho rằng tôi có cuộc sống sướng quá, không bầm dập gì. Không sai, sinh ra trong gia đình có gien nghệ thuật, ngay từ bé, tôi đã được biết đến, rồi cứ thế phát huy sở trường. Thế nhưng, khi ở đỉnh cao của thành công, nhiều nỗi đau ào ạt tới. Có phải ông trời cho tôi bàn tay phải, lấy đi bàn tay trái không”, nghệ sĩ Ái Vân kể với tôi bằng giọng nhẹ nhàng. Thế nhưng, tôi biết trong lòng cô những đợt sóng ngầm đang vỗ. Những bước chân đến nghệ thuật
Nghệ sĩ đã từng phát hiện ung thư vú và tiến hành xạ trị thành công.
Những năm gần cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, ở Hà Nội, hai chị em Ái Vân – Ái Xuân trở thành con cưng của giới biểu diễn.
Bác Hồ khi sinh thời cũng rất thích xem hai chị em Vân – Xuân hát. Bác đã nhiều lần tặng kẹo cho hai chị em và bảo: “Hai cháu cố gắng hát hay hơn nữa nhé!”.   Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Mẹ là nghệ sĩ nhân dân Ái Liên, ba là ông Hà Quang Định, chủ hãng phim Việt Film, hãng phim tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, chị em Ái Vân – Ái Xuân có gien nghệ thuật vượt trội hơn cả. Cho dù đều nói giọng Hà Nội chuẩn, nhưng khi chạm chân vào nghệ thuật, cả hai chị em đều mê cải lương đặc sệt Nam bộ. Chị bảo: “Sở dĩ tôi hát cải lương được là do ngày nhỏ theo má tới đoàn hát, nhìn các cô chú tập các tuồng, tích, trích đoạn thì ham lắm. Diễn viên cải lương được mặc quần áo đẹp lộng lẫy, óng ánh như công chúa, đứa trẻ nào mà chẳng mơ ước được chạm tới một lần…”. Hai chị em bị ngấm các câu vọng cổ vào khát vọng tuổi thơ, vậy là đi diễn. Có khi là đi trực thăng cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới chúc Tết các đơn vị pháo binh cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá hoặc biểu diễn tại hội nghị.  Bên con trai lớn Một hôm, mà Ái Liên kêu hai chị em lại nói: “Xuân hát cải lương thì mùi, còn Vân hát thì cứng, chẳng khác nào Tây hát tiếng Việt cả”. Lời nhận xét thẳng thắn của má giống như gáo nước lạnh tạt vào niềm vui đầy lửa hồng của Ái Vân. Thấy Vân buồn, gia đình bèn cho cô đi học tân nhạc. 17 tuổi, Vân thi vào Nhạc viện và chị đã trượt. Tuy con nhà nòi thật, nhưng từ nhỏ chỉ hát cải lương, Vân trượt không ai ngạc nhiên. Thầy Lô Thanh, giảng viên của nhạc viện, đã phải đứng ra bảo lãnh để đưa Vân vào nhập học. Một cuộc sống âm nhạc chuyên nghiệp mở ra trước mắt chị.   Thay đổi và thành công Vào nhạc viện Hà Nội chỉ vài tháng, Ái Vân gặp một sự kiện khác. Đoàn làm phim Chị Nhung của Hãng phim truyện Việt Nam đến trường tuyển diễn viên đóng vai chính trong phim. Với sắc vóc khá lý tưởng, Ái Vân đã được chọn. Việc học tập của cô bị gián đoạn vì đi đóng phim. Tới hè năm thứ nhất của năm học đó, bộ phim đã quay xong, nhưng việc học thanh nhạc của Ái Vân thì rất kém. “Cô giáo Mỹ Bình, một giảng viên trong trường, nói rằng giờ em đã 17 tuổi rồi, phải học với một phương pháp khác thì mới có hy vọng theo học tiếp được chương trình. Bằng không em phải chấm dứt việc học ở đây. Lời cô giáo nói khiến tôi giật mình. Tôi biết mình phải thay đổi” - Vân kể.   Với sự quyết tâm và trợ giúp luyện thanh của cô Mỹ Bình, chị tiến bộ dần. Đến hết năm thứ thư, Vân đã tốt nghiệp hạng ưu và được lên thẳng đại học, không qua lớp dự bị. Sau đó, chị được đoàn ca múa nhạc Bông Sen mời về hợp tác. Thế nhưng, chị làm việc tại nơi này tám tháng thì phải quay về Hà Nội để tiếp tục việc học. Chị cho biết: “Tuy chỉ làm việc với đoàn tám tháng, nhưng tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều”. Năm 1981 là mốc bản lề, thay đổi cuộc đời Ái Vân. Cô được Bộ văn hoá chọn đi dự thi Ca nhạc nhẹ quốc tế, tổ chức tại Dresden, Cộng hoà dân chủ Đức (cũ). “Tôi đi thi mang theo kỳ vọng và hoài bão của nhiều người. Vì thế, tôi vừa run vừa tự dặn mình phải cố gắng hết sức” - chị nhớ lại.   Vân chuẩn bị đi thi trong vòng một tháng. Ái Vân mang đến cuộc thi này hai bài hát: Bài ca xây dựng - một sáng tác của Hoàng Vân và Mặt trời chưa bao giờ mọc như vậy - nhạc của Đức. Chiếc áo dài Việt Nam màu đỏ nổi bật, lạ lẫm trên sân khấu cùng với phong cách trình diễn rất Á Đông và sâu lắng của chị đã khiến tiếng vỗ tay dành cho tiết mục dự thi của thí sinh Việt Nam dài hơn. “Em đoạt giải thưởng Grand Prix rồi. Và đoạt thêm giải thưởng khán giả yêu thích nhất nữa!” - một cán bộ ngoại giao của Việt Nam tại Đức đã không giấu nổi niềm tự hào tới thông báo cho Ái Vân như thế.   Đi tàu từ Dresden về tới sân ga Berlin, đại sứ Việt Nam tại Đức, ông Phan Văn Kim đã ra đón cô ca sĩ vừa bước lên bục vinh quang: “Cám ơn cháu, cháu đã làm được một việc hiệu quả hơn cả 30 năm ngoại giao của chú”, ông Kim xúc động nói. Sau giải thưởng lớn tại Đức này, ca sĩ Ái Vân bước lên đỉnh cao của nghệ thuật. Các hãng băng đĩa, các chương trình biểu diễn của cả Đông Đức và Tây Đức đều muốn chị biểu diễn. Tuy nhiên, đúng là ông trời không dễ dàng cho ai được nhiều thứ cùng một lúc. Cũng bắt đầu từ đây, cuộc đời chị gặp phải những thăng trầm không thể tránh khỏi…   Hai cuộc hôn nhân không trọn vẹn Năm 1983, khi sự nghiệp thăng hoa cũng là lúc chị phải khóc nhiều nhất. Khóc để tiễn đưa cuộc hôn nhân đầu tiên với bao mộng đẹp. Năm 25 tuổi, Ái Vân lấy chồng trước nhiều con mắt ngẩn ngơ tiếc rẻ của các chàng trai Hà Nội. Chồng chị là mối tình đầu và cũng là một nghệ sĩ. Đám cưới được tổ chức năm 1979, Ái Vân về nhà cha mẹ chồng sinh sống. Trong ba, bốn năm sau đó, Ái Vân đã trở thành một ngôi sao thật danh giá của làng ca nhạc Việt Nam. Chị bay đến các quốc gia khác để biểu diễn hết tháng này qua tháng khác.   “Thế nhưng đột nhiên, tôi đang trên mây thì bỗng dưng bị rớt xuống tận đáy địa ngục. Vào một ngày sau khi lưu diễn xa về, tôi biết được chồng mình nợ nần khắp nơi. Số tiền đó thật khó tưởng tưởng”, giờ kể lại, giọng chị vẫn buồn và thảng thốt. Nhấp một ngụm nước, chị kể tiếp: “Cứ đến bữa cơm, tôi lại run lên khi nghe tiếng chuông cửa. Người ta thường tới đòi nợ vào đúng bữa cơm vì đó là khoảng thời gian gia chủ có mặt ở nhà. Vợ chồng tôi phải chạy lo khắp nơi để trả nợ.Hỏi anh vì sao vay nợ, anh chỉ im lặng và xin lỗi. Lúc đó, có không ít người nghi ngờ tôi mang tiền ra nước ngoài vì chỉ có tôi là di chuyển thường xuyên. Sự nghi kỵ không được chính thức, nhưng tiếng đồn của nó có thể giết chết một con người. Không chỉ thế, nhiều đồng nghiệp, bạn bè cũng xa lánh tôi vì sợ bị liên luỵ…”. Cố duy trì cuộc hôn nhân đến năm 1983 thì chị và anh ly hôn. Sau khi ly hôn, chị rơi vào trạng thái trầm cảm, một mình đi hát rồi ra về, một mình đương đầu với dư luận. Đúng lúc đó thì một người đàn ông xuất hiện. Anh cũng là một nghệ sĩ. “Anh ấy đã đến với tôi khi tôi đang ở giai đoạn khó khăn và khủng hoảng nhất trong cuộc đời. Cánh tay của anh ấy đưa ra đúng vào lúc tôi đang chìm…” - chị nói về người chồng thứ hai.   Được bàn tay bản lĩnh của một người đàn ông nâng đỡ, Ái Vân đã dần lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Chị lại tiếp tục với những thành công trên sân khấu ca nhạc. Một năm sau, chị đồng ý về làm vợ của ân nhân này. “Thật ra, tôi là người đàn bà thích yên ổn, chỉ muốn ở nhà làm nội trợ, chăm sóc cho chồng con…” - chị nói. Thế nhưng, cuộc hôn nhân thứ hai cũng không cho chị toại nguyện với ước mơ bình yên đó. Chị tâm sự: “Sau khi kết hôn, không hiểu sao anh tỏ ra ghen tuông ghê gớm. Tôi là một ca sĩ, phải đi lưu diễn thường xuyên. Anh ấy cũng hiểu được điều đó. Thế nhưng, bệnh ghen tuông đã biến anh ấy thành một người khác”. Khi Ái Vân sinh ra một bé trai, chị quyết định sẽ chia tay với chồng nhưng vẫn chưa tìm được lý do. Tôi đã tìm thấy chốn yên bình Được cử đi học tại Đông Đức năm 1990, chị đồng ý như một cách để nói lời chia tay người chồng thứ hai của mình. Sau khi sang đó, chị đã quyết định ở lại, bắt đầu một cuộc sống mới. Trong những tháng ngày này, chị đã gặp được người chồng hiện tại. Anh là một nhà khoa học, tính cách rất điềm đạm và hiền lành. Anh đã đồng cảm và chia sẻ với chị về những lận đận trong quá khứ của một phụ nữ tài hoa. Họ có với nhau một cô con gái. Hai năm sau, từ Đức, vợ chồng Ái Vân chuyển về California, Mỹ, để sinh sống. Chồng chị cũng khuyến khích vợ hát vì anh biết lòng đam mê nghệ thuật của người bạn đời. Những thông cảm của anh sau bão, có những vết thương đã lành, những sự hờn giận không còn nữa”. Một nhà văn trẻ Việt Nam nói rằng nước mắt bản thân nó đã đẹp. Khi hiểu và chia sẻ với Ái Vân, tôi cho rằng câu thơ Plus belle que les larmes (Đẹp hơn cả nước mắt) rất xứng với những thăng trầm trong cuộc đời nữ nghệ sĩ này. Theo Tiếp Thị & Gia Đình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo