- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Vợ tôi sống rất kịch, rất giả tạo, thảo mai.
-
Cháu nội vừa ra đời bà đã trù ẻo 'Sao nó bé như con chuột thế? Bé thế này ...
-
Chồng tôi toàn đi chơi tới 1-2 giờ sáng mới về.
-
Tôi bị gia đình người yêu phản đối.
-
Hình như chồng tôi mặc cảm vì 'súng ống' nhỏ nên anh ấy không ...
-
Tôi sinh thường và chỉ bị rạch một ít.
-
Vì nghi chồng có bồ nên tôi cãi vã với anh ấy.
Đòi theo vợ vào phòng sinh rồi choáng nặng
Chồng tôi nhất định đòi xem tôi sinh bé. Xem xong, anh ấy sợ tới bây giờ. (Tr.thu...@yahoo.com)
Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc (ngocdo@hcm.vnn.vn), trường hợp này người vợ nên để qua một thời gian, mọi chuyện sẽ nguôi ngoai rồi thì đâu lại vào đó.
Ngoài ra, bác sĩ còn cung cấp thêm một vài thông tin thú vị khác sau đây:
Chuyện cười nước ngoài kể rằng, có anh chồng thấy cô vợ đau quá chịu không nổi cũng bật khóc theo và kêu lên: 'Lỗi tại anh, lỗi tại anh!'. |
Nhiều anh chồng Việt Nam chưa chuẩn bị kỹ kiến thức và tâm lý nên rất tò mò rồi đến bỡ ngỡ, thậm chí là hoang mang và sợ hãi. Có chị vợ kể: "Thấy anh ấy cứ lom lom nhìn, ngượng, rặn không ra!"
Cách của các cụ xưa
Theo tài liệu của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nông thôn ta từ xa xưa đã có tập tục khi sản phụ gặp trường hợp sinh khó, rặn lâu ra thì ông chồng phải leo lên mái nhà, cởi hết các nút lạt hoặc nhổ hết các cọc rào, nhờ đó mà vợ sinh được dễ.
Có trường hợp ông chồng còn phải lội qua sông, nhảy qua mương để giúp vợ vượt cạn. Trường hợp khác, ông chồng phải cật lực quậy nước trong lu cho thật trơn tru để vợ dễ sanh!
Người xưa đã ý thức rất rõ vai trò hỗ trợ tâm lý của người chồng. Người chồng tích cực tham gia trong suốt quá trình chuyển dạ của vợ chứ không chỉ nắm tay an ủi suông! Điều này hẳn nhiên làm người vợ cảm động, hài lòng, thấy có người chồng biết thương vợ thương con, chia ngọt sẻ bùi, nhờ đó mà các bắp cơ được thư giãn, dễ có được "mẹ tròn con vuông".
Chuyện chồng được tham dự vào cuộc sanh đẻ của vợ là một tiến bộ của sản khoa, nó giúp cho người vợ không cô đơn. Đã có những nghiên cứu chứng tỏ sự hiện diện này là có ích, giúp sản phụ dễ chịu, quá trình sinh nở nhờ đó nhanh chóng hơn. Trong phim ảnh, ta thường thấy sản phụ đang đau quặn từng cơn, toát mồ hôi mà tay vẫn nắm chặt lấy tay người chồng, ánh mắt trìu mến, biết ơn và... mỉm một nụ cười thỏa mãn! Ở Thụy Điển, một nước có tỷ lệ tử vong mẹ thấp nhất thế giới (thấp gấp bốn lần của Mỹ và tám lần so với Nhật) việc sinh đẻ đã ngày càng gần gũi với tự nhiên. Bà mẹ không cần phải nằm trên bàn sinh, dang chân ra trong một tư thế khó chịu, trái lại được tự chọn tư thế sao cho thoải mái, ngồi xổm, ôm lấy người thân, ôm lấy ghế (như người xưa chạy ra suối, ôm lấy gốc cây). Lúc sinh có thể ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm nghiêng, bò càng... miễn sao dễ chịu. Tư thế tự nhiên này còn giúp cho cổ tử cung dễ nở trọn. Chuyện dùng thuốc mê, sinh mổ... rất ít khi phải thực hiện. Tóm lại, gần như trở về với tự nhiên, chỉ khác một chút là hoàn toàn vô trùng và nhờ đó mà cuộc đẻ rất an toàn. |
Theo PNOnline
- Bị chồng ghen quá đáng (09:05:00 19/12/2008)
- Bài học từ mẹ chồng hụt (14:59:00 18/12/2008)
- Bị con phá đám 'chuyện yêu' (00:37:00 18/12/2008)
- Méo mặt vì cho chồng đi massage khi mang thai (15:08:00 17/12/2008)
- Vợ có thú vui khác người (15:07:00 15/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |