Khiếm khuyết học tập
Khiếm khuyết học tập bao gồm những khó khăn của một học sinh để đạt được những kỹ năng học tập cơ bản. Đây là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và đáp ứng với thông tin.
Học sinh đã bắt đầu đến trường từ đầu tháng 9. Đơn vị Tâm lý (BV Nhi Đồng 1) đón tiếp một số bé được phụ huynh đưa đến khám vì lười học, kém trí nhớ, không vâng lời.
Thường giáo viên từ chối nhận các học sinh này và yêu cầu phụ huynh cho bé đi khám để xin giấy chứng nhận về khả năng học tập của bé. (Phụ huynh và giáo viên đã dùng những biện pháp kỷ luật nặng để phạt bé nhưng không thấy kết quả khả quan, nên mới nghĩ đến việc đưa bé đi khám với ước mong có loại thuốc điều trị hành vi bướng bỉnh hoặc để cải thiện trí nhớ của bé.)
Rối loạn này có liên quan đến các lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết và làm toán. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 3 triệu học sinh, chiếm khoảng 5% có khiếm khuyết học tập.
Những dấu hiệu thường gặp của khiếm khuyết học tập
- Bé đọc một chữ bằng nhiều cách khác trong cùng một tài liệu.
- Bé miễn cưỡng tập đọc và viết.
- Bé khó trả lời những câu hỏi mở như các câu hỏi: Tại sao? Thế nào? Ở đâu? Lúc nào?
- Bé có trí nhớ kém.
- Bé khó thích nghi với môi trường mới, như từ nhà đến nhà bé, hoặc đổi trường này sang trường khác.
- Tốc độ học chậm.
- Khó nắm bắt những khái niệm trừu tượng.
- Kém hoặc quá tập trung vào những chi tiết.
- Đọc hoặc viết sai.
- Nhầm lẫn các mệnh lệnh.
- Kém kỹ năng tổ chức: dễ làm mất bút chì, sách vở.
Không dễ gì khám phá ra khiếm khuyết học tập vì mọi người đôi khi cũng có vài dấu hiệu trên. Nhưng nếu các dấu hiệu ấy tái đi tái lại và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày thì cần được lưu ý.
Cách phụ huynh và giáo viên giúp bé
Phương pháp nhận biết Chuyên viên tâm lý lâm sàng trẻ em có những công cụ để giúp phát hiện chỉ số thông minh của bé như test WPPSI-III dành cho bé từ 2,5 tuổi đến 7 tuổi và test WISC-III dành cho bé từ 6 đến 16 tuổi.
- Chia nhỏ các bài tập để bé có khả năng thực hiện.
Ngoài công cụ trắc nghiệm thông minh, các lĩnh vực phát triển khác như vận động, ngôn ngữ, xã hội có thể được trắc nghiệm qua test BRUNET-LE1ZINE hoặc CAPUTE.
Những trắc nghiệm này có thể được thực hiện tại Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1.
- Giới thiệu dần dần các khái niệm trừu tượng.
- Giúp bé tổ chức công việc bằng cách ghi danh sách những dụng cụ học tập để bé kiểm tra trước và sau khi đã dùng xong.
- Cho bé thêm thời gian hoạt động thể lực thay vì tập trung ngồi học lâu giờ.
- Cho bé thêm thời gian để hoàn tất bài tập được giao.
- Tránh gây áp lực về thời gian và mức độ chính xác trong học tập( vì dụ :không bắt bé thức khuya để cố viết chữ cho đẹp).
- Cho mệnh lệnh học tập ngắn gọn, dễ hiểu.
Trong thực tế, phụ huynh rất khó phát hiện khiếm khuyết học tập và thường cho rằng bé lì, lười, cứng đầu, mê chơi hơn học. Phụ huynh nên tránh phê phán bé như thế, vì có thể làm cho bé thiếu tự tin và không muốn cố gắng vươn lên. Phụ huynh nên quan tâm đến những điểm tích cực của con và động viên, khen ngợi bé hơn là trách mắng và trừng phạt.
BS. Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng 1)
- Khổ vì lớp năng khiếu (13:54:00 08/10/2008)
- Luyện chữ lớp 1: học hay không, đều khổ (10:33:00 07/10/2008)
- Ổ bệnh 'tay chân miệng' tại trường mầm non (10:15:00 06/10/2008)
- 2 trường mầm non bị tố cáo có giáo viên bạo hành học sinh (13:43:00 04/10/2008)
- Bồi dưỡng cô giáo, con cũng chẳng được quan tâm hơn (10:05:00 01/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |