Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phương pháp "chơi mà học"

14:05:50 15/05/2008

Khi ngồi quanh nghe cô giáo hướng dẫn trò chơi, các em trong lớp im lặng lắng nghe một cách tập trung khác hẳn các tiết học trước đây. Để rồi, khi cô giáo hô lên “bắt đầu” các bạn nháo nhào chọn lựa các mẫu phù hợp bức tranh để dán lên tấm bảng riêng của mỗi nhóm... 

Bé Đức Trung, 5 tuổi cho biết, con biết con hươu cao cổ thì gồm màu vàng, màu cam và đốm màu đen rồi. Cái cổ nó phải dài thì mới cao lên được. Nên con phải giúp các bạn chọn đúng mẫu, không thì thua nhóm khác. Bạn Tuấn thì cẩn thận bóc lớp giấy ra khỏi mẫu để lộ mặt keo dán giúp các bạn dán được nhanh hơn, bạn Trang thì đón các mẫu từ tay bạn, cẩn thận dán lên bảng trắng.

Trông có vẻ nháo nhào vì các em vừa làm, vừa la oai oái chỉ nhau nhưng để giành chiến thắng, các em như đã có sự phân công và tuân thủ khá chặt nhiệm vụ của mình. Giờ học sinh động và hấp dẫn hẳn so với ngày thường nên tiết học chấm dứt mà cô và trò vẫn hăng hái dù mồ hôi nhễ nhại.

Nhìn chương trình những tưởng rằng gameshow bước cả vào học đường mầm non, nhưng không, đây là chương trình giảng dạy xếp hình theo phương pháp mới: Chơi mà Học. Chương trình do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Chương Trình Giáo Dục Mầm Non, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh thực hiện tại trường Họa Mi 3 - Quận.5 và sẽ triển khai thí điểm tại 21 trường mầm non ở Hà Nội và TP.HCM trong tháng 5 này.

Phương pháp này được xây dựng bởi Howard Gardner – Giáo sư chuyên khoa Sư phạm thuộc ĐH Harvard nhằm mục đích bổ sung cho phương pháp truyền thống của việc dạy và học. Một trong những thành phần của phương pháp này là huấn luyện cho trẻ “Kĩ năng giải quyết vấn đề”. Sự phát triển của “Kĩ năng giải quyết vấn đề” phụ thuộc vào những giải pháp tổng quát, những nguồn tư liệu (các công cụ) trẻ được cung cấp, khả năng lên kế hoạch và thực hiện trình tự giải quyết vấn đề, bối cảnh môi trường xung quanh trẻ…

Bên cạnh đó, chương trình này đòi hỏi giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ. Trẻ được trang bị kiến thức về những vấn đề cơ bản và các giải pháp thông thường khi gặp phải các vấn đề đó.  Trẻ học thông qua việc quan sát, cảm nhận, thực hành và khám phá.

Cô Nguyễn Thị Hằng cho biết: "Môi trường trải nghiệm giúp trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân, khuyến khích trẻ sáng tạo để giải quyết vấn đề và quan trọng, tính tương tác xã hội của trẻ được nâng lên thông qua các trò chơi “đóng vai”. Đây là một cơ hội để giúp các bé ở lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1 tham gia vào các hoạt động Chơi mà Học phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm và thể chất, đồng thời tư vấn cho các bậc phụ huynh kiến thức để hướng dẫn hỗ trợ bé phương pháp thực hành".

Để giới thiệu phương pháp Chơi mà Học cho các bé ở lứa tuổi mẫu giáo, chuẩn bị vào lớp 1, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục Tp Hồ Chí Minh đã dùng những chiếc xe buýt được thiết kế với những màu sắc và hình ảnh ngộ nghĩnh đổ bộ đến các trường mẫu giáo ở hai thành phố lớn là TP. HCM và Hà Nội. Các bé sẽ được khám phá và trải nghiệm phương pháp Chơi mà Học tại các trường mẫu giáo đang học.

Chẳng hạn như hoạt động “Tìm hiểu thế giới xung quanh”, thay vì chỉ cố gắng thuộc tên chú gà, chú vịt như bình thường, với phương pháp Chơi mà Học, trẻ sẽ được xem đoạn phim ngắn về các con vật ở trang trại, quan sát các hoạt động hàng ngày của chúng, sau đó cô giáo sẽ cho trẻ tham gia các trò chơi gợi nhớ. Vừa quan sát, vừa lắng nghe, vừa tham gia các hoạt động giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu, nhưng trẻ lại hoàn toàn chủ động và thích thú. Chơi mà Học, giúp trẻ sắp bước vào lớp 1 dễ dàng thích nghi hơn với môi trường mới.

Theo EVA.VN

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo