- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé sợ nước
Khi xuống bể bơi hoặc biển, bé của bạn khóc thét hoặc đơn giản là ôm chặt lấy cổ mẹ. Tình trạng tương tự đã xuất hiện ở nhà mỗi khi bạn tắm cho con. Rất nhiều bé (thậm chí cả người lớn) sợ nước vì các lý do có thể thông cảm được. Với những bé ở tuổi chập chững, sợ nước có thể không có nguyên nhân rõ ràng.
Đứng thúc ép bé
Cứ bắt con phải chạm vào nước chỉ càng làm cho bé thêm sợ hãi bởi bên cạnh nỗi lo về nước nay còn nỗi sợ trước thái độ của người lớn. Hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân vì sao con bạn sợ nước. Có thể vì lần nào đó bạn cho con dùng nước quá nóng/lạnh hoặc bé từng bị sóng lớn xô ngã.
Nếu có điều kiện, bạn cần từ từ để bé làm quen với nước. Ví dụ nếu đi biển, bạn dỗ bé tham gia xây lâu đài cát ở mép nước, trong lúc vui vẻ, trò chuyện, khéo léo đưa bé xích gần xuống nước hoặc gợi ý cõng bé xuống chỗ nước nông để bắt cá. Nếu bé thấy bạn đang vui vẻ, bé có thể đề nghị mẹ cho tham gia trong khi bé vẫn được nắm chặt tay mẹ. Nếu bé chịu hợp tác, hãy để cho bé chơi cùng nước theo cách bé thấy dễ chịu nhất. Nếu bé còn e dè và chỉ chơi vài phút với nước đã sợ thì bạn nên cho phép bé quay trở lại sân chơi.
Hoặc bạn nên động viên bé tới rìa (bể bơi, bãi biển) và khuyến khích bé giải tỏa lo lắng bang cách hét lên và chạy khi những con sóng vỗ vào chân bé. Bằng cách này, bé hiểu được rằng, nỗi sợ nước của bé rồi cũng trôi đi.
Nếu bé nhà bạn còn nhỏ thì bạn có thể làm dịu nỗi sợ nước ở bé trước khi nó trở nên ám ảnh bé thực sự bằng cách trấn an bé khi chơi với phao bơi. Khi ở bãi biển hoặc bể bơi, hãy cho bé ngồi vào một cái phao rồi kéo cái phao lại gần bờ biển. Khuyến khích bé vui chơi với nước trong khi bạn vẫn để mắt trông chừng con. Nếu bé thoải mái, có thể đưa bé ra khỏi phao và cùng bé vầy nước trên bờ. Hãy để bé nhìn mẹ nhúng chân sâu vào nước biển và nếu bé muốn bước vài bước, bạn có thể nhúng đôi chân của bé vào nước. Một khi bé cảm thấy vui, bé sẽ thích được chơi cùng nước.
Với những bé lớn hơn thì được tham gia một lớp học bơi sẽ giúp bé hết sợ nước. Bạn có thể nói với bé về cách làm sao để an toàn khi ở bể bơi hay ở biển. Nếu bé không chịu xuống nước thì bạn nên ngồi cạnh bé trên bờ để xem những bé khác vui chơi. Dần dần, bé sẽ thấy bớt áp lực và mong muốn được thử sức như các bạn của bé.
Tại nhà
Bạn cần mau chóng tìm ra nguyên nhân khiến bé sợ nước, sợ tắm. Nhiều khi rất đơn giản vì bé sợ bọt nước tắm hoặc bọt nước gội đầu rơi vào mắt. Nhìn chung, để dạy bé, bạn nên luôn nhớ nguyên tắc “vừa học, vừa chơi”. Thay vì lệnh “con phải đi tắm”, bạn có thể khích lệ con “đem vịt thả xuống nước”. Khi ấy, chắc chắn sẽ không còn khó khăn để bé tự vào chậu nước, đuổi con vịt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tách bạch nguyên nhân: Vì bé mải chơi mà không muốn tắm.
- Không để đồ thủy tinh, đồ sắc nhọn trong chậu tắm cho bé (như tiện lấy cốc để dội nước gội đầu hoặc lấy lược làm đồ chơi).
- Không được để bé ngồi một mình trong chậu nước, bồn tắm.
- Khi đi biển, không được rời mắt khỏi bé.
Phương Thảo
- Hiểu thói quen sờ vùng kín của bé (10:35:00 29/03/2013)
- Dạy bé nhận biết màu sắc (09:12:00 21/03/2013)
- 2 kỹ năng cần dạy cho bé mầm non (08:19:00 20/03/2013)
- 'Xử' tính xấu của bé theo độ tuổi (10:35:00 18/03/2013)
- Nói khéo khi bé đòi hỏi (10:20:00 14/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |