- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
2 kỹ năng cần dạy cho bé mầm non
Dạy bé rửa tay và biết cách nhận quà là kỹ năng quan trọng với bé mầm non.
>> Dạy bé làm việc nhà
>> Dạy bé quý trọng quà được tặng
1. Dạy bé rửa tay sau khi đi vệ sinh
Khi bé có thể tự đi tè, đó cũng là lúc bé đã có thể bắt chước những gì mà bạn thường làm sau đó. Hãy để bé xem “quy trình” bạn thường làm sau khi đi vệ sinh, trong đó bao gồm cả phần rửa tay. Bạn có thể kê thêm cho bé một chiếc ghế nhỏ trong nhà tắm để bé với tới bồn rửa và giúp bé thoa xà phòng lên tay, mở vòi nước.
Để duy trì thói quen này cho bé, bạn có thể khen ngợi hoặc có những phần thưởng cho bé mỗi khi bé rửa tay sau khi đi vệ sinh; chẳng hạn như bạn thưởng cho bé một hình dán hay một món đồ chơi nhỏ nào đó. Đôi khi bạn chỉ cần vỗ tay khen ngợi bé hoặc ôm bé vào lòng là được.
Bạn cũng nên chọn những vật dụng liên quan đến việc đi vệ sinh (chẳng hạn như bánh xà phòng có mùi bé thích, hộp đựng xà phòng do chính bé chọn, những hình dán lên tường nhà vệ sinh…) để bé được cổ vũ và nhắc nhở thường xuyên hơn, dù bé vẫn chưa hình thành được thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, bạn có thể thiết kế riêng những chiếc khăn lau tay hay khăn tắm dành riêng cho bé lau tay sau mỗi lần rửa tay khi đi vệ sinh để tạo thêm hứng thú cho bé. Bạn cũng có thể để bé tự chọn mua những chiếc khăn mà bé thích nhất. Dần dần việc rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ trở thành một thói quen hàng ngày của bé.
Bạn cũng có thể nói cho bé biết việc rửa tay sau khi đi vệ sinh có lợi ích như thế nào. Bạn hãy để bé hiểu rằng bé có thể bị ốm (bị cảm cúm chẳng hạn) nếu bé tiếp xúc với vi trùng rồi lại cho tay lên miệng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên làm bé phải sợ hãi khi cứ nói quá nhiều về vi trùng, vi khuẩn. Điều này có thể gây ra hậu quả là bé sẽ liên tục rửa tay suốt ngày vì sợ bị vi trùng, vi khuẩn.
Bạn cũng nên tạo thói quen rửa tay cho bé mỗi khi tay bé bị bẩn, chẳng hạn dùng tay che miệng khi hắt hơi hay ho, sau chơi ở bên ngoài hoặc cầm vào vật gì bẩn, trước khi ăn… Bạn cũng phải lưu ý rằng bé sẽ bắt chước theo mọi hành động của bạn hay chồng bạn. Vì vậy, tốt nhất là hai bạn hãy trở thành tấm gương tốt cho bé học hỏi.
2. Dạy bé cách nhận quà lịch sự
Các bé không thể biế cách cư xử lịch thiệp khi được nhận quà (những món quà mà bé không thích). Tuy nhiên, bé hoàn toàn có thể học được điều ấy từ bạn. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để giúp bé trở thành một người lịch sự:
Cách cư xử lịch sự: Trước tiệc sinh nhật, bạn hãy giúp bé nhắc đi nhắc lại những câu trả lời lịch sự đối với bất kỳ món quà nào mà bé nhận được; chẳng hạn như: “Cháu xin, cháu cảm ơn...”. Bé cũng không cần phải nói rằng bé thích món quà hay không. Quan trọng nhất là bé phải biết cách bày tỏ sự biết ơn khi được nhận quà.
Không so sánh: Bạn nên dặn bé không so sánh quà của mình với quà của những người khác. Bé cần phải hiểu bé không thể hét lên rằng “Con muốn cái đó” nếu một bé khác nhận được thứ mà bé thích.
Chọn quà và tặng quà: Vào những ngày lễ, bạn nên tạo điều kiện để bé lựa chọn các món quà và tặng quà cho mọi người trong gia đình. Việc này sẽ củng cố thêm sự quan tâm của bé đối với người thân; từ đó, bé có thể đưa ra những quyết định lựa chọn món quà cho mỗi thành viên trong gia đình.
Đồng thời, việc này cũng có thể làm cho bé biết cách tán thưởng với những món quà mà bé nhận được (kể cả đó là thứ mà bé không hề thích).
Khi bé thiếu lịch sự: Sau tất cả những cố gắng trên của bạn mà bé vẫn nói thẳng tuột ra rằng: “Con đã có cái này rồi” hay “Cháu không thích”… bạn cũng đừng phản ứng quá dữ dội ngay với bé. Trước hết, hãy nhắc nhở bé cảm ơn người tặng và sau đó, bạn nên nói chuyện lại với bé về cách cư xử đúng/sai khi nhận quà.
Phương Thảo
- 'Xử' tính xấu của bé theo độ tuổi (10:35:00 18/03/2013)
- Nói khéo khi bé đòi hỏi (10:20:00 14/03/2013)
- 14 câu không nên nói với bé (09:51:00 13/03/2013)
- Dạy bé làm việc nhà (10:37:00 11/03/2013)
- Dạy bé quý trọng quà được tặng (09:50:00 06/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |