Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
4 mẹo kiên nhẫn với con
14:14:50 05/10/2012
Làm cha mẹ, chẳng ai tránh khỏi những phút phải ‘điên lên’ vì con. Nếu bạn thấy luôn mất kiểm soát mỗi khi bé không nghe lời thì hãy thử những gợi ý dưới đây để trở thành cha mẹ kiên nhẫn.
>> 5 cách dạy bé biết xin lỗi
1. Hãy nghĩ bé còn chưa hiểu biết
Hầu hết những lúc bé chưa ngoan không phải do bé cố ý. Bé làm cha mẹ bực bội có thể do một trong hai điều, sự ngây thơ hay thất vọng. Bé mới biết đi thường gây ra nhiều đổ vỡ và những vô vàn lỗi nhưng nếu bé chỉ vô tình làm vỡ cái cốc thì bạn đừng vội quát mắng con. Bạn nên nhân cơ hội này để dạy bé về cách cầm cốc làm sao cho an toàn (chỉ được cầm cốc nhựa chẳng hạn), sau đó bỏ qua “tội” này của con.
Ngoài ra, ở độ tuổi chập chững biết đi, bé có thể bày tỏ sự thất vọng bằng những cư xử ương bướng – kết quả của ngôn ngữ chưa phát triển. Nếu bé chưa thể nói ra những gì bé muốn thì bé có xu hướng hành động khó chịu. Bởi thế bạn cần luôn bình tĩnh bỏ qua những lỗi do sơ suất của con. 2. Cho bé được chọn
Các bé thích làm trái ý mẹ, nhất là khi bị cấm đoán. Nếu bạn và bé luôn xung đột về những bộ quần áo sau khi tắm thì bạn nên để bé được chọn những bộ cánh mà bé thích mặc thay vì bắt bé phải mặc theo ý mẹ. Hãy chọn cho bé 2 cái áo rồi hỏi: “Con thích áo thun đỏ hay vàng?”. Điều này đỡ bực mình hơn so với việc bạn ép con phải mặc cái áo màu vàng.
Cho bé những cơ hội chọn lựa cũng là cách để bạn rèn tính độc lập cho con.
3. Kiểm tra lại chính bạn
Bạn có luôn gào thét khi tức con? Bạn có luôn “dán” mắt vào tivi cả buổi tối? Bạn có lười ăn rau không? Đừng mong đợi bé có nếp sinh hoạt tốt nếu bản thân cha mẹ không phải tấm gương hoàn hảo cho con. Các bé thường là “bản sinh đôi” của cha mẹ về lời nói, hành vi, cách ứng xử, thói quen sinh hoạt... Do đó, bạn cần luôn là tấm gương sáng để bé soi vào.
4. Đừng ‘sôi máu’ vì những chuyện nhỏ
Nếu con bạn ném mẩu bánh thừa xuống sàn nhà, đó cũng chẳng phải chuyện gì ghê gớm. Mặc dù bạn muốn con cư xử thật văn minh, sạch sẽ nhưng đừng nôn nóng bởi dù sao, bé cũng chỉ là trẻ con. Đừng kỳ vọng hoàn hảo, không mắc lỗi hay ngôn ngữ lịch thiệp ở một em bé mọi lúc. Bạn cũng đừng “lãng phí” cơn tức giận cho những lỗi tủn mủn của con. Đơn giản chỉ cần nhắc bé sửa lỗi rồi bỏ qua nó. Tốt hơn cả là tặng cho bé nhiều lời khen, tập trung vào những việc bé làm tốt thay vì bới móc những lỗi lầm của bé.
>> 5 cách dạy bé biết xin lỗi
1. Hãy nghĩ bé còn chưa hiểu biết
Hầu hết những lúc bé chưa ngoan không phải do bé cố ý. Bé làm cha mẹ bực bội có thể do một trong hai điều, sự ngây thơ hay thất vọng. Bé mới biết đi thường gây ra nhiều đổ vỡ và những vô vàn lỗi nhưng nếu bé chỉ vô tình làm vỡ cái cốc thì bạn đừng vội quát mắng con. Bạn nên nhân cơ hội này để dạy bé về cách cầm cốc làm sao cho an toàn (chỉ được cầm cốc nhựa chẳng hạn), sau đó bỏ qua “tội” này của con.
Ngoài ra, ở độ tuổi chập chững biết đi, bé có thể bày tỏ sự thất vọng bằng những cư xử ương bướng – kết quả của ngôn ngữ chưa phát triển. Nếu bé chưa thể nói ra những gì bé muốn thì bé có xu hướng hành động khó chịu. Bởi thế bạn cần luôn bình tĩnh bỏ qua những lỗi do sơ suất của con. 2. Cho bé được chọn
Các bé thích làm trái ý mẹ, nhất là khi bị cấm đoán. Nếu bạn và bé luôn xung đột về những bộ quần áo sau khi tắm thì bạn nên để bé được chọn những bộ cánh mà bé thích mặc thay vì bắt bé phải mặc theo ý mẹ. Hãy chọn cho bé 2 cái áo rồi hỏi: “Con thích áo thun đỏ hay vàng?”. Điều này đỡ bực mình hơn so với việc bạn ép con phải mặc cái áo màu vàng.
Cho bé những cơ hội chọn lựa cũng là cách để bạn rèn tính độc lập cho con.
3. Kiểm tra lại chính bạn
Bạn có luôn gào thét khi tức con? Bạn có luôn “dán” mắt vào tivi cả buổi tối? Bạn có lười ăn rau không? Đừng mong đợi bé có nếp sinh hoạt tốt nếu bản thân cha mẹ không phải tấm gương hoàn hảo cho con. Các bé thường là “bản sinh đôi” của cha mẹ về lời nói, hành vi, cách ứng xử, thói quen sinh hoạt... Do đó, bạn cần luôn là tấm gương sáng để bé soi vào.
4. Đừng ‘sôi máu’ vì những chuyện nhỏ
Nếu con bạn ném mẩu bánh thừa xuống sàn nhà, đó cũng chẳng phải chuyện gì ghê gớm. Mặc dù bạn muốn con cư xử thật văn minh, sạch sẽ nhưng đừng nôn nóng bởi dù sao, bé cũng chỉ là trẻ con. Đừng kỳ vọng hoàn hảo, không mắc lỗi hay ngôn ngữ lịch thiệp ở một em bé mọi lúc. Bạn cũng đừng “lãng phí” cơn tức giận cho những lỗi tủn mủn của con. Đơn giản chỉ cần nhắc bé sửa lỗi rồi bỏ qua nó. Tốt hơn cả là tặng cho bé nhiều lời khen, tập trung vào những việc bé làm tốt thay vì bới móc những lỗi lầm của bé.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Dạy bé trách nhiệm việc nhà (10:12:00 04/10/2012)
- 6 sai lầm dạy con về tiền bạc (14:43:00 19/09/2012)
- Dạy con tuổi lên 4 (09:40:00 18/09/2012)
- Bí quyết 'nhờ' con hiệu quả (10:08:00 13/09/2012)
- 2 trò chơi dạy bé 3 tuổi màu sắc (08:43:00 06/09/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
4 mẹo kiên nhẫn với con
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo