- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Cách chấm dứt bướng bỉnh ở bé
‘Tại sao bé không lắng nghe?’, ‘Đã bao lần bạn phải phạt con?’, ‘Sao nói với bé như nước đổ lá khoai’, ‘Đừng chống đối với mẹ’… là những suy nghĩ quen thuộc của cha mẹ khi con bướng bỉnh. Nhưng khi con bạn lớn lên, bạn cần sáng tạo hơn trong cách đặt kỷ luật.
Có quy tắc nào để trị dứt điểm bướng bỉnh ở bé không? Câu trả lời là “không”. Bạn cần phải hiểu con mình và từ đó mới có cách ứng phó hợp lý. Có vài điều bạn cần xem xét dưới đây và nên ghi nhớ để áp dụng với bé:
- Phải nhất quán và liên tục.
- Cha mẹ phải thống nhất khi dạy con.
- Phạt con dựa trên tôn trọng không phải làm bé sợ hãi.
- Chọn cách dạy con hợp với độ tuổi.
- Trước khi áp dụng hình phạt, đảm bảo bé đã được giải thích rõ ràng.
Ứng phó với bé
- Chuyển hướng: Thu hút sự chú ý của bé sang một hoạt động khác hoặc đơn giản là đánh lạc hướng việc làm không mong muốn sang cái khác.
- Giải thích: Giải thích những gì bạn muốn bé làm và trình bày những hậu quả nếu bé vi phạm. Nếu bạn nói: “Con phải làm thế” mà không có lý do chính đáng, có thể bé sẽ làm ngược lại.
- Góc phạt: Là nơi bé phải đứng yên để nhận phạt khi có lỗi. Có thể tăng thêm 1 phút khi bé thêm một tuổi. Nên chọn góc phạt buồn tẻ như bé phải đối mặt với bức tường hoặc cánh cửa.
- Ngôi sao bé ngoan: Điều này dạy bé trách nhiệm và kết quả của hành động. Hãy gắn một ngôi sao cho việc ngoan và cắt bỏ một ngôi sao cho việc chưa ngoan.
- Cho bé lựa chọn: Thay vì bắt bé đi đánh răng ngay, có thể gợi ý: “Con thích đánh răng vào chiếc cốc xanh hay đỏ?”. Bé sẽ thấy hào hứng vì tiếng nói của bản thân được cha mẹ thông qua.
- Chiều bé có chừng mực: Cho bé xem hoạt hình thêm 5 phút trước khi ngồi vào mâm cơm tốt hơn là đột ngột tắt tivi và ép bé đứng dậy.
- Tiếp xúc mắt: Nếu bạn liên tục quát: “Dừng lại” nhưng bé không nghe, bạn cần lấy lại sự kiểm soát bằng cách chăm chú nhìn vào bé để bé phải tập trung tới bạn rồi mới yêu cầu con phải làm gì đó. Nếu bạn nhắc nhỏ khi bé đang chơi hoặc chạy qua bạn thì bạn đang thất bại.
Lưu ý: Sự ương bướng của bé là khác nhau vì thế, cha mẹ cần có những kỹ thuật linh hoạt. Bạn nên tìm ra cách nào là phù hợp và hiệu quả nhất đối với bé nhà mình.
>> Cách nói để bé biết vâng lời
Phương Thảo (Theo Women24)
- 5 cách giúp bé kiểm soát cáu giận (10:31:00 13/09/2010)
- Khi bé cố tình không nghe mẹ nói (10:27:00 13/09/2010)
- Khuyến khích tính độc lập ở bé (09:28:00 10/09/2010)
- Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi (08:49:00 31/08/2010)
- Sự nổi đóa ở bé lên 2 (14:35:00 26/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |