- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
5 cách giúp bé kiểm soát cáu giận
Không được ăn vặt hoặc tranh giành với anh (chị) về một món đồ chơi có thể khởi phát cơn giận dữ trong bé. Tức giận không phải tốt hay xấu, quan trọng bạn cần dạy bé kiểm soát cơn giận theo hướng tích cực, không phải phá hoại.
Là mẹ, bạn chẳng khó khăn gì khi lôi bé vào phòng để mặc bé tức giận hoặc quát mắng buộc bé phải ngừng lại. Nhưng sẽ tốt hơn cho con bạn, nếu bạn hướng dẫn bé kỹ năng tự đối phó với tức giận.
5 gợi ý dưới đây giúp bạn làm điều này:
1. Thảo luận: Thử ôn tồn để bé giải thích về những gì đã khiến bé giận dữ. Nói ra vấn đề sẽ giúp bé bớt giận và giữ được bình tĩnh. Nếu con bạn không muốn nói chuyện với bạn, biết đâu bé có thể thoải mái khi trò chuyện cùng một con vật cưng, con rối hoặc một người bạn tưởng tượng của bé.
2. Vận động: Bé có thể “xả giận” bằng dậm chân, đấm một cái gối hoặc kéo, xoắn, đập bộp bộp vào đất sét. Chạy nhảy xunh quanh hoặc đi bộ cũng giúp ích cho bé. Nên khuyến khích bé làm những điều bé thích như vẽ, đọc sách, cho vật nuôi ăn – giúp tách suy nghĩ của bé ra khỏi cơn giận.
3. Trấn an bé: Hãy để bé biết rằng bạn thực sự quan tâm đến cảm xúc của con. Bé sẽ thấy đuợc an ủi nếu được cha mẹ ở bên cạnh đúng lúc. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một cái ôm bởi nó làm cho bé có cảm giác được yêu thương và được chấp nhận.
4. Làm gương cho con: Các bé thích bắt chước người lớn nên cách bạn xử lý với bực bội và thất vọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến con. Hãy làm tấm gương tích cực cho bé như giữ bình tĩnh trong một tình huống giận dữ và con của bạn cũng sẽ làm như vậy.
5. Khen ngợi hành vi tốt: Hãy để bé biết bé được ủng hộ khi học cách giải quyết tức giận theo hướng tích cực.
Phương Thảo
- Khi bé cố tình không nghe mẹ nói (10:27:00 13/09/2010)
- Khuyến khích tính độc lập ở bé (09:28:00 10/09/2010)
- Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi (08:49:00 31/08/2010)
- Sự nổi đóa ở bé lên 2 (14:35:00 26/08/2010)
- Biểu hiện nhút nhát bình thường ở bé (08:40:00 17/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |