Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí khi bé cắn móng tay

08:38:50 15/09/2009
Giống như nhiều thói xấu khác, cắn móng tay là cách giúp bé giải tỏa lo lắng và căng thẳng. Phần lớn các bé tự từ bó tật xấu này khi lớn hơn nhưng cũng có khi, cắn móng tay còn bắt gặp ở người trưởng thành.

Cho bé vật để chơi

Với các bé, lời nhắc nhở suông thường không đủ. Nhiều bé có thói quen gặm móng khi lo lắng. Vì thế, thử đưa cho bé vật gì đó để bé vui chơi, đánh lạc hướng bé khi cha mẹ nhận ra bé đang bồn chồn.

Quan sát bé

Khi nào bé cắn móng: lúc xem tivi hay thời gian bé đang vui chơi? Nên xác định thời điểm bé hay cắn móng nhất để kịp thời nhắc nhở bé.

Không quát mắng

Quát mắng không giúp bé nhanh chấm dứt tật xấu. Nên nhớ, cắn móng tay có thể là phản xạ tự nhiên của bé trước một hoàn cảnh gây căng thẳng. Có bé không thể ý thức được nó là thói quen xấu.

Cắt móng

Nên cắt tỉa móng tay thường xuyên ngay khi móng mọc lại. Thỉnh thoảng, móng tay thường bị gãy ngang và làm bé bắt đầu thích gặm móng. Đó là do chiếc móng bị gãy khiến bé lo lắng nên bé dùng cách gặm móng để giải quyết vấn đề.

Nói chuyện với bé

Kể cho bé nghe về tác hại của các loài vi khuẩn cư trú trên móng tay của bé. Sau đó, nói cho bé biết ảnh hưởng của nó tới sức khỏe như bé sẽ bị đau bụng, đau răng… Có thể bé không để ý lắm tới những gì bạn nói nhưng cảnh báo thường xuyên, bé sẽ sớm ý thức được cái hại khi cắn móng.

Bôi chất đắng lên đầu ngón tay

Chà lên tay bé một thứ mang vị đắng. Khi bé đưa ngón tay lên miệng và chuẩn bị cắn móng, bé sẽ nhận thấy mùi vị khó chịu của ngón tay và đưa nó khỏi miệng ngay lập tức.

Phương Thảo (Theo Indianparenting)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo