- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi
Điều quan trọng khi bạn muốn giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi là bạn cần hiểu cảm giác của bé mà không đe dọa, khiến bé sợ thêm.
Làm nhiễu sự lo lắng của bé với cụm từ: “Con thật ngớ ngẩn” không thể xoa dịu cảm xúc tiêu cực trong bé; thay vào đó, bạn nên nói: “Con mèo không làm con đau đâu nhưng nếu con không thích, mẹ sẽ mang nó ra ngoài”. Với cách này, bạn vừa thấu hiểu lại vừa tôn trọng cảm xúc của bé.
Cho bé tiếp xúc với những yếu tố gây sợ hãi mỗi ngày là cách để bé hiểu cái đó ít có mối nguy hiểm nhất. Nếu con mèo nhà hàng xóm là vấn đề với bé, bạn nên cho bé giữ khoảng cách với con mèo, chỉ cho bé thấy bác hàng xóm đang ôm ấp và mỉm cười với con mèo một cách an toàn. Thử nói với bé: “Ồ, con mèo dễ thương quá. Trông nó cũng rất hiền nữa” mỗi lần bạn đưa bé ngang qua nhà hàng xóm.
Sau cùng, bạn có thể đưa bé tiếp cận con mèo gần hơn, khi bé cảm thấy thoải mái và không còn căng thẳng khi nhìn thấy con mèo nữa. Nên để cho bé tự nguyện lại gần con mèo chứ bạn không nên gây áp lực cho bé. Mục đích của chuyện này là để giúp bé thoát khỏi nỗi sợ mèo chứ không cần thiết phải bắt bé yêu mèo.
Khi nỗi sợ trở thành ám ảnh
Phần lớn những nỗi sợ hãi kiểu này đều nhanh chóng qua đi khi bé khám phá và hiểu biết thế giới sâu sắc hơn; ví dụ, bé không còn sợ âm thanh của máy hút bụi bởi vì bé biết nó không thể cuốn bé vào trong đó. Tuy nhiên, nếu bé tiếp tục cảm thấy bị đe dọa bởi những đồ vật không chứng minh được độ an toàn, bé sẽ bị ám ảnh vì chúng.
Giúp bé vượt qua nỗi ám ảnh
Giống như nỗi sợ, phương pháp giúp bé vượt qua ám ảnh là bạn nên thấu hiểu cảm giác của bé và không chế giễu bé. Nếu bé không dám bước qua con cún nhỏ đang nằm ngoài cửa, bạn nên giúp bé nhưng điều này không phải vì con cún nguy hiểm mà đơn giản là bạn cảm thấy bé e ngại nên muốn hỗ trợ bé.
Bạn thử tìm hiểu nguyên nhân gây nên nỗi ám ảnh của bé: Đó có thể là những mối nguy hiểm bé xem được trên tivi; kết quả khi bé bị stress hoặc bị bạn chơi bắt nạt… Trường hợp này, bạn nên trao đổi để bé giải tỏa tâm lý và động viên bé thư giãn nhiều hơn.
Nếu nỗi ám ảnh ở bé ngày càng tồi tệ, gây hoản loạn cho bé, bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Phương Thảo (Theo Motherandbaby)
- Để bé làm quen với hình khối (08:17:00 16/06/2009)
- Xây dựng sự tự tin cho bé gái (13:30:00 11/06/2009)
- Thời điểm cần kiên quyết nói 'không' với bé (14:49:00 10/06/2009)
- 'Ứng phó' khi bé thích la hét (20:40:00 03/06/2009)
- 7 mẹo kích thích bé làm việc nhà (08:25:00 30/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |