Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé
09:15:50 16/07/2009
Các bé thường không hiểu hết nghĩa của những từ xấu nên dù bị cha mẹ cấm đoán nhưng bé vẫn thích dùng từ xấu do bắt chước trong giao tiếp.
Nếu bạn cố tình phớt lờ khi bé dùng 'từ hư', bé có thể nghĩ điều này là không sao. Nếu bạn phản ứng mạnh mẽ, bé sẽ thích thú vì gây được sự chú ý từ cha mẹ (đặc biệt với các bé nhỏ tuổi) và bé sẽ tiếp tục nói đi nói lại cụm từ không hay đó. Để giúp bé “thanh lọc” ngôn ngữ, cha mẹ nên linh hoạt.
1. ‘Vui chơi’ với từ xấu
Một bé trai 3 tuổi rất thích thú với từ “ngu xuẩn”. “Có thể bé học được từ một người bạn chơi ở lớp mẫu giáo và khi trở về nhà, gặp ai bé cũng thốt lên từ ‘ngu xuẩn’” – người mẹ chia sẻ.
Để đối phó với tình huống này, người mẹ của bé đã nghĩ ra một cách vui nhộn như sau: “Trước tiên, tôi dạy bé đánh vần từ ‘ngu xuẩn’; sau đó, hai mẹ con cùng hét to lên. Đó giống như một hoạt động vui vẻ làm tôi và bé cùng cười. Ngay sau đó, bé hét lớn từ ‘ngu xuẩn’ với các thành viên khác trong nhà nhưng không nhận được phản ứng đồng tình như khi chơi với mẹ (tôi đã gợi ý để các thành viên bỏ mặc ‘trò đùa’ của bé). Tự nhiên không nhận được sự hưởng ứng từ người đối diện, bé sẽ chán và ngừng dùng từ ‘ngu xuẩn’ một thời gian ngắn sau đó”.
2. Nghiêm khắc hơn
Nếu đó là một từ cực xấu và bạn không muốn nghe đến lần thứ 2, bạn nên có buổi trò chuyện nghiêm túc với bé. Khi trao đổi, đảm bảo bé chăm chú vào bạn.
Bạn không cần phải giận dữ mà chỉ cần tỏ thái độ nghiêm túc (nếu bạn đánh mất sự bình tĩnh, bé dễ xuất hiện thái độ chống đối). Tiếp đến, bạn hỏi xem, bé có hiểu hết ý nghĩa những từ bé vừa nói không; sau đó, nhắc bé hướng sửa đổi. Cần để cho bé thấy rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, bé sẽ hư khi dùng từ như thế.
Lưu ý: Ít bé thích cách giáo dục này.
Phương pháp cho bé lớn hơn: Khoảng 8-9 tuổi, không ít bé tìm cách tránh dùng “từ hỗn” trước mặt cha mẹ nhưng các bé lại sử dụng chúng để giao tiếp với em nhỏ. Nếu vô tình phát hiện, bạn nên nghiêm khắc để bé hiểu rằng, bé không bao giờ được nói lên những lời như vậy. Nếu tái phạm, bé sẽ được tự chọn một hình phạt phù hợp.
3. Điều nên tránh
Nếu bạn đánh đòn bé, bé sẽ không hiểu bản thân vừa phạm lỗi gì nghiêm trọng (nhiều bé không hiểu hết ý nghĩa của từ xấu). Nếu lệnh trừng phạt bằng đòn roi thường xuyên, bé dễ có xu hướng hung hăng, chống đối.
>> Giúp con biết lễ phép
>> Mềm mỏng tốt hơn răn đe
>> Sửa tật xấu của bé
>> Xử lý khi bé hư
Nếu bạn cố tình phớt lờ khi bé dùng 'từ hư', bé có thể nghĩ điều này là không sao. Nếu bạn phản ứng mạnh mẽ, bé sẽ thích thú vì gây được sự chú ý từ cha mẹ (đặc biệt với các bé nhỏ tuổi) và bé sẽ tiếp tục nói đi nói lại cụm từ không hay đó. Để giúp bé “thanh lọc” ngôn ngữ, cha mẹ nên linh hoạt.
1. ‘Vui chơi’ với từ xấu
Một bé trai 3 tuổi rất thích thú với từ “ngu xuẩn”. “Có thể bé học được từ một người bạn chơi ở lớp mẫu giáo và khi trở về nhà, gặp ai bé cũng thốt lên từ ‘ngu xuẩn’” – người mẹ chia sẻ.
Để đối phó với tình huống này, người mẹ của bé đã nghĩ ra một cách vui nhộn như sau: “Trước tiên, tôi dạy bé đánh vần từ ‘ngu xuẩn’; sau đó, hai mẹ con cùng hét to lên. Đó giống như một hoạt động vui vẻ làm tôi và bé cùng cười. Ngay sau đó, bé hét lớn từ ‘ngu xuẩn’ với các thành viên khác trong nhà nhưng không nhận được phản ứng đồng tình như khi chơi với mẹ (tôi đã gợi ý để các thành viên bỏ mặc ‘trò đùa’ của bé). Tự nhiên không nhận được sự hưởng ứng từ người đối diện, bé sẽ chán và ngừng dùng từ ‘ngu xuẩn’ một thời gian ngắn sau đó”.
2. Nghiêm khắc hơn
Nếu đó là một từ cực xấu và bạn không muốn nghe đến lần thứ 2, bạn nên có buổi trò chuyện nghiêm túc với bé. Khi trao đổi, đảm bảo bé chăm chú vào bạn.
Bạn không cần phải giận dữ mà chỉ cần tỏ thái độ nghiêm túc (nếu bạn đánh mất sự bình tĩnh, bé dễ xuất hiện thái độ chống đối). Tiếp đến, bạn hỏi xem, bé có hiểu hết ý nghĩa những từ bé vừa nói không; sau đó, nhắc bé hướng sửa đổi. Cần để cho bé thấy rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, bé sẽ hư khi dùng từ như thế.
Lưu ý: Ít bé thích cách giáo dục này.
Phương pháp cho bé lớn hơn: Khoảng 8-9 tuổi, không ít bé tìm cách tránh dùng “từ hỗn” trước mặt cha mẹ nhưng các bé lại sử dụng chúng để giao tiếp với em nhỏ. Nếu vô tình phát hiện, bạn nên nghiêm khắc để bé hiểu rằng, bé không bao giờ được nói lên những lời như vậy. Nếu tái phạm, bé sẽ được tự chọn một hình phạt phù hợp.
3. Điều nên tránh
Nếu bạn đánh đòn bé, bé sẽ không hiểu bản thân vừa phạm lỗi gì nghiêm trọng (nhiều bé không hiểu hết ý nghĩa của từ xấu). Nếu lệnh trừng phạt bằng đòn roi thường xuyên, bé dễ có xu hướng hung hăng, chống đối.
>> Giúp con biết lễ phép
>> Mềm mỏng tốt hơn răn đe
>> Sửa tật xấu của bé
>> Xử lý khi bé hư
Phương Thảo (Theo Indiaparenting)
Tin liên quan
- Những biện pháp thay 'đòn roi' (17:40:00 13/07/2009)
- Trục trặc ngôn ngữ ở bé (09:25:00 01/07/2009)
- Những việc tối thiểu của người mẹ tốt (08:12:00 25/06/2009)
- Để bé biết chia sẻ (10:50:00 23/06/2009)
- Giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi (08:51:00 18/06/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo