Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giúp bé trau dồi vốn từ

23:38:50 27/01/2009

Bé khó có thể biểu hiện những cảm xúc và những suy nghĩ của mình nếu không có một kho từ vựng phong phú. Vì vậy, bạn nên chú ý cung cấp vốn từ cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Coi bé như một người đối thoại

Sau 2,3 tháng đầu tiên, bạn nên hỏi chuyện bé. Bé bập bẹ và phát ra những âm thanh nghĩa là bé đang chú ý lắng nghe những gì bạn nói. Sau đó, bạn hãy hỏi lại bé, chờ đợi những phản ứng tiếp theo. Bé được bạn nói chuyện nhiều sẽ quen với những âm thanh lời nói. Đó chính là nền tảng ngữ âm cho bé phát triển vốn từ sau này.

 

Nói chuyện về những gì xảy ra hàng ngày

Dù bé chưa hiểu, chưa biết nói bạn vẫn cần nói chuyện với bé về các sự việc diễn ra hàng ngày. Bạn hãy nói về những gì mà bạn cảm thấy bé thích, bắt đầu từ những từ dễ đến các từ khó. Bé dần dần sẽ có được một vốn từ vựng phong phú. Khi bé chập chững biết đi, bạn bắt đầu thảo luận với bé về món đồ chơi bé yêu thích, về chú cún tại sao hôm nay không ăn cơm… Điều đó vừa rèn luyện cho bé kỹ năng lắng nghe lại vừa giúp bé diễn đạt được suy nghĩ của riêng mình.

Hướng dẫn bé hiểu từ mới

Bé cần được hiểu về nghĩa của các các từ và việc sử dụng chúng như thế nào. Bạn nên tạo ra nhiều tình huống khác nhau để giúp bé phân biệt được nghĩa của các từ. Ví dụ đối với bé 4-6 tuổi, bạn cần cho bé phân biệt từ “hi sinh” - “chết”… được dùng trong các trường hợp khác nhau như thế nào?

Khi bé dùng từ sai bạn cần chỉnh lại ngay. Bé thường rất khó diễn đạt được những điều bé muốn nói vì vốn từ ít. Bạn có thể hỏi lại bé, diễn đạt bằng các cách khác nhau đến khi nào bé cảm thấy cách diễn đạt đó hợp với ý muốn của bé.

Chia sẻ cho bé những quyển sách

Bạn cùng với bé đọc sách, nói chuyện về các bức tranh, các nhân vật... Bạn nên có những quyển sách liên quan đến những gì diễn ra trong cuộc sống của bé như việc chơi đồ chơi, đi học... Bé sẽ gom góp được vốn từ lớn từ những câu chuyện trong sách.

Để bé ‘đóng vai chính’ trong các cuộc nói chuyện với bạn

Khi bé có một vốn từ khá, bạn hãy để bé bắt đầu cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó. Bạn giúp bé sử dụng cả nét mặt, đôi tay để diễn đạt các suy nghĩ của bé. Bạn nên chú ý lắng nghe, tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện giúp bé tự tin diễn đạt suy nghĩ của mình. Thỉnh thoảng bạn nên gợi ý cho bé nói về một chủ đề mới; cung cấp, giải thích cho bé các từ mà bé không hiểu.

Nhắc lại những gì bé nói

Ví dụ khi bé nói “cam”, bạn có thể nhắc lại “Con muốn quả cam à? Cam màu vàng hay màu xanh? Mẹ cũng muốn một quả cam sành màu xanh. Con có muốn ăn cam sành không?”. Như vậy, bé sẽ học được những từ mới như cam sành, cam màu xanh, cam màu vàng…

Nói đến quá khứ - tương lai

Khi bé bắt đầu trò chuyện được với bạn, bạn nên khuyến khích bé nói về những việc xảy ra trong quá khứ và những điều bé muốn thực hiện trong tương lai. Thời điểm thích hợp nhất là trước giờ bé đi ngủ. Bạn có thể trò chuyện với bé về những việc xảy ra trong ngày, những dự định ngày mai hoặc những ngày kế tiếp của bé như thế nào. Như vậy, bé vừa rèn luyện được kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch lại vừa có vốn từ qua cuộc nói chuyện của bạn.

Phan Nguyên (theo Parenting)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo