- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Phân biệt nuông chiều và khuyến khích bé
Nhiều bậc cha mẹ có thói quen thưởng 'vô tội vạ' cho bé (kẹo bánh, đồ chơi, tiền bạc, những trò giải trí) mà không biết hành vi này vượt ngưỡng cho phép - dễ làm hư bé.
- Nếu bạn có thói quen cho bé kẹo bánh, đồ chơi kèm theo lời ngọt ngào để mong bé chấm dứt một hành vi xấu như “Con đi rửa tay rồi mẹ mua bánh cho con ăn” thì đó là nuông chiều.
- Nếu bạn tặng thưởng cho bé sau khi bé hoàn thành công việc cụ thể và khuyến khích bé cố gắng thực hiện nhiều hành vi tốt nữa thì đó là khen thưởng đúng cách.
Ví dụ cụ thể như sau:
- Nuông chiều: Bạn vội vã đi mua kem để “nịnh” bé nhanh chóng rời khỏi công viên, về nhà.
- Khen thưởng: Bạn đưa bé đi chơi công viên và mua kem cho bé sau khi bé được phiếu bé ngoan ở lớp mẫu giáo. Bạn cũng không quên động viên bé: “Nếu con tiếp tục ngoan, mẹ hứa sẽ đưa con đi chơi công viên nhiều lần nữa”.
Khen thưởng nhấn mạnh đến kết quả tốt của hành vi và động viên bé có nhiều việc làm tốt hơn trong tương lai. Trong khi dùng hiện vật để nuông chiều bé chỉ có tác dụng chấm dứt hành vi xấu của bé trong một khoảng thời gian ngắn.
Trường hợp ở trên: Bé được nuông chiều sẽ không tự giác rời công viên, ra về nếu không được bạn mua kem. Những lần sau đó, bé sẽ hình thành suy nghĩ “phải được cha mẹ đáp ứng điều gì đó trước rồi bé mới thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ sau”. Đó là mầm mống cho thói quen đòi hỏi ở những bé lớn hơn sau này; chẳng hạn, bé sẽ lớn tiếng “Con sẽ quét nhà khi mẹ hứa mua xe đạp mới cho con…”. Khi ấy, tinh thần lao động của bé trong gia đình được gắn với một lợi ích cụ thể. Nếu việc gì bé không được lợi thì bé sẽ không vui vẻ thực hiện.
Để phần thưởng không làm hư bé
- Thói quen dỗ bé bớt quấy khóc bằng kẹo bánh hoặc dùng “hiện vật” để trao đổi khi bé hoàn thành một công việc nhà cũng có tác hại với bé. Trường hợp này, tật ăn vạ của bé càng được dịp phát triển, kéo theo đó là hàng loạt thói hư khác như ỷ lại, thụ động, ích kỷ và thích đòi hỏi ở bé. Do đó, bạn không nên “lười biếng” dùng kẹo bánh, đồ chơi để dỗ dành khi bé quấy khóc hoặc khi bạn muốn bé chấm dứt hành vi xấu. Bạn nên nhớ rằng, hành động này chỉ có tác dụng làm bé ngoan tạm thời.
- Bạn nên xác định rõ ràng mục đích của phần thưởng là để động viên hành vi tốt của bé. Do đó, phần thưởng chỉ nên trao sau khi bé đã hoàn thành tốt một việc nào đó thực sự có ý nghĩa.
- Bạn nên tuyệt đối tránh yêu cầu bé đi kèm với hiện vật, chẳng hạn: “Con xếp đồ chơi, mẹ sẽ cho tiền con mua kẹo”. Việc làm này chỉ khiến bé “hăng hái” làm việc với mục đích được ăn kẹo mà không xây dựng tinh thần yêu lao động ở bé.
- Bạn không nên khoan nhượng với những đòi hỏi của bé: Nếu bé vòi vĩnh “Con vừa lau bàn sạch, mẹ mua đồ chơi cho con nhé”, bạn nên nhấn mạnh với bé rằng, việc lau nhà của bé là cần thiết và bạn rất vui vì bé đã giúp cha mẹ, còn việc mua đồ chơi mới, bạn sẽ cân nhắc sau.
Phương Thảo (Theo Webmd)
- Bài học về sự bình yên trong tâm hồn (15:26:00 29/01/2009)
- Cùng bé hòa mình với thiên nhiên (11:34:00 28/01/2009)
- Giúp bé trau dồi vốn từ (00:08:00 28/01/2009)
- Bé thích gây sự chú ý với cha mẹ (14:48:00 24/01/2009)
- Cùng bé dọn nhà đón Năm mới (14:27:00 22/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |