- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giảm bớt sự ghen tỵ của bé với em
Các nhà tâm lý cho rằng, bé lớn thường sớm có ý thức nhường nhịn và ôn hòa hơn so với em của bé. Tuy nhiên, bé lớn cũng sẽ có cảm giác ghen tỵ hoặc bị tổn thương khi cha mẹ dành nhiều quan tâm hơn cho em hơn mình.
Để bé luôn hòa thuận với em, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ More4kids.
Chuẩn bị tâm lý cho bé
Ngay từ khi mang bầu bé thứ hai, bạn nên tạo cơ hội để bé lớn được gần gũi với em trong bụng. Gợi ý để bé chia sẻ cảm xúc khi em ngày một lớn lên và sắp đến ngày chào đời.
Bạn cũng có thể cho bé xem ảnh siêu âm của em, hỏi bé cách đặt tên em… Đồng thời, bạn nên tranh thủ thời gian rảnh, cùng rủ bé đi mua sắm quần áo cho em. Hoặc những lúc rỗi rãi, nên kéo bé ngồi bên cạnh và mẹ con cùng nghe nhạc.
Bé sẽ thấy được sự hiện diện của em ngay từ khi em chưa ra đời và tự ý thức được trách nhiệm của mình với em. Bạn cũng nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng, cha mẹ dành tình yêu cho hai bé là như nhau.
Nên chào bé khi bạn chuẩn bị nhập viện sinh nở: Bé dưới 3 tuổi sẽ khóc vì nhớ bạn. Bé trên 4 tuổi có thể hiểu được phần nào tình huống bạn phải xa nhà để sinh em bé. Do đó, bạn nên trấn an với bé rằng, bạn và em sẽ sớm trở về nhà. Có thể nhờ ông bà thường xuyên quan tâm và giúp bé bớt khủng hoảng trong thời gian bạn sinh nở.
Cùng mẹ chăm em
Sau sinh là quãng thời gian bạn bận bịu với việc chăm bé nhỏ. Nhiều bà mẹ trong giai đoạn này cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hoặc quá sức nên hầu như không còn thời gian và tinh thần cho bé lớn. Bạn có thể lên kế hoạch thật chi tiết để thời gian chăm bé lớn không bị “cắt xén”.
Một số hoạt động tăng cường tình cảm giữa hai bé
- Nhờ bé hát ru cho em.
- Nhờ bé thu dọn tã lót, quần áo cho em.
- Đẩy xe cho em khi cả ba mẹ con cùng đi dạo trong công viên.
- Nếu bé trên 6 tuổi, bạn có thể hướng dẫn bé cách bế em an toàn. Chỉ nên cho bé ngồi trên giường bế em và bạn nên canh chừng cẩn thận.
- Tìm lời khuyên từ bé: Ví dụ “Con nghĩ em đội cái mũ màu đỏ hay màu xanh thì hợp hơn?”. Nếu bé muốn tự đi tất, đội mũ cho em, bạn cứ để bé được thoải mái thực hiện.
Tăng cường chăm sóc bé
- Trao đổi với bé những bận rộn, khó khăn khi bạn phải chăm sóc em. Chẳng hạn, bé đòi đi chơi vào cuối tuần nhưng bạn không thể thu xếp được thời gian (Nếu có điều kiện, bạn nên gửi bé nhỏ cho ông bà và dành một buổi để vui chơi cùng bé lớn).
- Tranh thủ khoảng thời gian bé nhỏ ngủ để gần gũi hơn với bé lớn: Cùng đọc sách, chơi xếp hình hoặc xem album ảnh gia đình cùng bé lớn. Có thể cho bé xem những tấm hình khi còn nhỏ và so sánh với em bé bây giờ.
Lưu ý: Điều tối kỵ là khen ngợi bé nhỏ và chê bai bé lớn. Làm như vậy, bạn vô tình sẽ khoét sâu sự xa cách giữa bé với em.
Xử trí khi bé không muốn gần em
Cảnh cáo bé: Nhiều bé thường ghen tỵ khi mẹ có thêm em. Đây là tâm lý hoàn toàn bình thường. Thậm chí, nhiều bé còn thích giở trò “bạo lực” với em như quát mắng, cấu véo… Nếu phát hiện ra tình trạng này, bạn nên cố gắng bình tĩnh. Vội vàng trừng phạt bé, bé sẽ nghĩ bạn đang “thiên vị” và càng ghét em hơn.
Nên hỏi bé nguyên nhân của hành vi xấu này và cảnh cáo bé không được cư xử như thế với em.
Nếu hành vi đánh em còn tái phạm, bạn có thể sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn để răn đe bé.
Cách ly các bé: Bạn cũng có thể tạm thời cách ly nếu hai bé thường xuyên “chí chóe” tranh giành đồ chơi với nhau. Lúc nóng giận, bé sẽ rất khó nghe lời bạn, vì vậy, bạn có thể tìm một chỗ khác cho bé vui chơi thay vì ngồi bên cạnh em.
Giúp bé hòa giải: Tìm cơ hội để bé có thể thân thiện với em, như gợi ý để các bé cùng thu dọn đồ chơi, giúp đỡ em khi uống nước, ăn bột… Đảm bảo các hoạt động cùng em không làm bé khó chịu. Không nên ép buộc, nếu bé không muốn chơi cùng em, bạn có thể tìm những cơ hội giúp các bé sớm hòa giải sau đó.
Phương Thảo
- Dạy bé tôn trọng bố mẹ (11:46:00 19/11/2008)
- Hướng dẫn bé chọn và tự mặc quần áo (14:06:00 18/11/2008)
- Dạy bé sự tập trung (5-6 tuổi) (11:26:00 17/11/2008)
- Những điều nên dạy bé khi ăn uống (09:27:00 15/11/2008)
- 'Cai nghiện' mút tay cho bé (11:44:00 14/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |